Vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu?
Khi cần số tiền lớn để giải quyết những khó khăn về tài chính, vay tiêu dùng là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, chúng ta cần tư duy thông minh trong vay mượn.
Vay tiêu dùng là gì?
Vay tiêu dùng là phương pháp hỗ trợ tài chính của các ngân hàng hay tổ chức tài chính, giúp khách hàng giải quyết những khó khăn về tài chính. Khoản vay này có thể được sử dụng vào đa dạng mục đích như mua sắm đồ gia đụng, phương tiện đi lại, trả học phí hay phí khám bệnh, du lịch...
Về nguyên tắc khi vay tiêu dùng, hàng tháng, người vay sẽ phải trả góp một khoản chi phí, gồm: tiền vay, tiền lãi và chi phí phát sinh (nếu có). Hiện nay, nhiều cửa hàng điện máy và trung tâm mua sắm có tích hợp hình thức thanh toán qua phương thức vay tiêu dùng.
Nợ xấu là gì?
Khi thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng, người vay cần có trách nhiệm thanh toán nợ vay đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách hàng không thanh toán nợ vay đúng với thỏa thuận sẽ dẫn tới phát sinh nợ quá hạn. Nếu số ngày quá hạn lớn hơn 90 ngày, hồ sơ của người vay sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đăng ký khoản vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sau này.
Những lưu ý khi vay tiêu dùng để tránh nợ xấu
Để không bị rơi vào danh sách nợ xấu khi vay tiêu dùng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nghiên cứu kỹ trước khi vay
Trước khi vay, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng khoản vay của mình, dùng để mua sắm đồ điện tử, sửa sang cửa tiệm hay trang trí nhà cửa. Sau đó, xem xét lãi suất, điều kiện vay, phí dịch vụ và các chi phí khác để lựa chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Hãy đảm bảo khoản tiền trả lãi mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của bạn.
Ngoài ra, đừng quên đọc kỹ các khoản vay và điều kiện hợp đồng trước khi ký kết. Hãy chắc chắn rằng bản thân hiểu rõ về mức lãi suất, khoản phí, thời gian vay và các điều khoản khác trong hợp đồng. Nếu có điều gì bạn cảm thấy mơ hồ hoặc không rõ, hãy hỏi rõ ràng bên cung cấp khoản vay trước khi đồng ý vay.
Lên kế hoạch trả nợ đúng hạn
Để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, người vay cần xác định mình cần trích bao nhiêu trong tổng thu nhập hàng tháng để trả nợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết để đảm bảo bản thân có thể thanh toán nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt lịch thông báo để nhắc hạn thanh toán và tránh việc trễ nợ hoặc không trả nợ.
Không vay tiêu dùng ở nhiều nơi
Việc vay tiêu dùng ở nhiều nơi khiến bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý nợ vay, dẫn đến việc nhầm lẫn hoặc trễ hạn thanh toán. Đáng nói, nếu bạn không lập kế hoạch trả nợ cụ thể, vay tiêu dùng ở nhiều nơi có thể dẫn đến việc mất kiểm soát về tài chính cá nhân do mức trả nợ hàng tháng tăng lên đối với từng khoản vay, tạo thêm áp lực tài chính.
Lựa chọn kênh vay vốn an toàn
Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đều là những kênh vay vốn đảm bảo tính minh bạch và uy tín của nguồn vốn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro về lừa đảo hoặc nợ xấu khi đăng ký vay ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng uy tín.
Không chia sẻ thông tin cá nhân và mã OTP cho bất kỳ ai
Việc chia sẻ thông tin cá nhân hay mã OTP sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng kẻ xấu lợi dụng thông tin của bạn để đi vay nợ, hay truy cập vào tài khoản ngân hàng, thực hiện giao dịch gian lận, và đánh cắp tiền của bạn.
- Vay tiêu dùng nên chọn ngắn hạn hay dài hạn?
- Vay tiêu dùng qua app: Mẹ bỉm sữa nên cân nhắc khi vay
- Lãi suất vay tiêu dùng: Đắt 'cắt cổ' tới 85%/năm
- Bỏ độc quyền vàng miếng, giá vàng vẫn tăng chóng mặt
- Quý 1 kinh tế Việt Nam tăng 5,66%
- Tỷ giá USD tiếp tục giảm sâu trên thị trường tự do
- Bộ Công Thương chỉ đạo nóng về việc xuất hoá đơn từng lần bán xăng dầu
- Dấu hiệu nào cho thấy trẻ mắc cúm B?
- Đề xuất trao quyền điều hành giá xăng dầu cho doanh nghiệp