Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần.
Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg. Quyết định chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5.
Theo đó, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá hiện hành thì giá điện được phép giảm tương ứng. Và thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giảm xuống 3 tháng, thay vì mức cũ là 6 tháng.
Trường hợp giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành thì được phép tăng giá điện. Nếu giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quyền tự quyết mức tăng. Còn với mức tăng 5-10%, EVN chỉ được phép tăng khi có sự chấp thuận từ Bộ Công thương.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên, hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình. Sau đó, báo cáo Thủ tướng xem xét có ý kiến.
Theo quy định mới, trước ngày 25 tháng đầu tiên Qúy I, Quý II, Quý III và Quý IV, EVN cần xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện để tính toán lại giá bán điện bình quân...
Theo ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), chu kỳ điều chỉnh giá điện quy định tại Quyết định 24 là tối thiểu 6 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất. Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ có ý kiến về việc nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình, có thể điều chỉnh giá điện nhiều lần trong năm để tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tới giá điện.
Đồng thời, để giảm thiểu tác động tới kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, cần xem xét tới việc rút ngắn chu kỳ tối thiểu điều chỉnh giá điện để vừa đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN.
Bên cạnh đó, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.
Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, Quyết định đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống còn 3 tháng không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần. Bởi, việc điều chỉnh giá điện còn tùy thuộc vào đánh giá tác động tới kinh tế vĩ mô, kết quả tính toán cập nhật giá điện đã đủ mức để được xem xét điều chỉnh theo quy định hay chưa.
- 2% hộ phải trả giá điện cao hơn khi áp dụng biểu giá điện mới
- Lý do Bộ Công Thương đề xuất rút thời gian điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng
- Đề xuất biểu giá điện mới: Hoá đơn tiền điện bao nhiêu sẽ chịu mức giá cao?
- Miền Bắc sáng sương mù, trưa chiều nhiệt tăng mạnh
- Xướng tên hai đội vô địch cuộc thi hùng biện - tranh biện 'Tiếng nói Xanh'
- Hôn nhân không tiền hạnh phúc được không?
- Mẹo làm sạch và khử mùi hôi lòng heo
- “Sục sôi” thị trường bất động sản căn hộ phía Tây Hà Nội
- Nắng nóng 35 độ xuất hiện ở miền Bắc ngay đầu tháng 4