Tỉnh thành nào có nguy cơ 'thừa nam, thiếu nữ' nhất cả nước?
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam đang gia tăng và lan rộng ở nhiều địa phương, tạo ra nguy cơ thừa nam, thiếu nữ. Trong đó, Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất.
Các phòng khám tư nhân 'lách luật' siêu âm giới tính thai nhi như thế nào?
Thu Quỳnh công khai giới tính nhóc tỳ thứ hai, còn khoe luôn nhan sắc mẹ ruột cực phẩm
Số liệu được đưa ra trong Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024 được Cục Thống kê phối hợp nghiên cứu, công bố mới đây.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái, nếu cao hơn sẽ phản ánh những can thiệp có chủ ý trên khía cạnh về giới.
Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh thực sự trở thành thách thức từ đầu những năm 2000, đặc biệt rõ rệt hơn từ năm 2006. Đến nay, vấn đề xã hội bất thường này đã trở nên nghiêm trọng, theo nhìn nhận của Cục Dân số (Bộ Y tế).
Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp để kiểm soát tình trạng trên nhưng đến nay sự chênh lệch vẫn chưa giảm đáng kể. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam từ năm 2021 đến nay đều cao hơn mức cân bằng trung bình khá nhiều, 2 năm gần đây vẫn có xu hướng tăng. Năm 2024, tỷ số này là 110,7 bé trai/100 bé gái.
Trong số liệu được công bố, tình trạng mất cân bằng giới tính chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giai đoạn 2021 - 2024, vùng Đồng bằng sông Hồng có 10 trên 11 tỉnh có SRB lớn hơn 110 bé trai/100 bé gái. Trong đó, 5 địa phương có tình trạng mất cân bằng cao nhất của cả nước là Bắc Ninh (119,6), Vĩnh Phúc (118,5), Hà Nội (118,1), Hưng Yên (116,7) và Hải Dương (115,3).
Một số tỉnh miền Trung du, miền núi phía Bắc cũng ghi nhận tỷ lệ cao như Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ đều dao động từ 113-116 trẻ trai/100 trẻ gái.
Trong khi đó, các địa phương phía Nam có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên hoặc chỉ chênh lệch nhẹ, dao động từ 105 đến 108 bé trai/100 bé gái.