Bất động sản Việt Nam xếp thứ 2 về thị trường được săn đón trong khu vực
Với lợi thế về chiến lược đầu tư cũng như cơ hội và giá trị gia tăng, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở thành "địa hạt" xếp thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được giới đầu tư săn đón.
Khảo sát về ý định và kế hoạch của nhà đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của đơn vị nghiên cứu và tư vấn bất động sản CBRE vào hồi tháng 11-12/2023 cho biết, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các thị trường bất động sản mới nổi được săn đón nhiều nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Ấn Độ.
Đáng chú ý, hầu hết các nhà đầu tư cập bến thị trường bất động sản Việt Nam đều tập trung sự chú ý vào bất động sản công nghiệp và văn phòng. Cùng với bất động sản thương mại, đất dự án phát triển nhà ở tại Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các chủ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Thêm vào đó, những khó khăn về pháp lý hay nguồn vốn trong việc tìm kiếm các tài sản giảm giá hoặc tài sản địa ốc cũng góp phần nêu bật khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của phân khúc nhà ở tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phạm Anh Duy, Giám đốc Bộ phận Tư vấn đầu tư, CBRE Việt Nam, đây là thời điểm thích hợp đối với những nhà đầu tư nước ngoài có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam và sẵn sàng đầu tư vốn để hưởng lợi ngay trong chu kỳ điều chỉnh giá vừa qua.
Cũng theo ông Duy, điều này đặc biệt đúng với diễn biến hiện nay. Theo đó, bên mua được hưởng lợi từ bên bán là nhà đầu tư đang cần thoái vốn sau thời gian dài nắm giữ tài sản.
Kết quả khảo sát của CBRE cũng cho biết, các nhà đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương thích tìm kiếm mục tiêu lợi nhuận hai con số. Gần đây, giới đầu tư đã chuyển sang chiến lược đầu tư tập trung vào các tài sản có thể tăng giá hoặc tài sản đang có vấn đề trong việc chi trả nợ, buộc phải giảm giá.
Theo đó, hơn 60% nhà đầu tư nước ngoài tham gia khảo sát cho biết có kế hoạch nâng cấp các tòa nhà đắc địa trong danh mục đầu tư của họ theo tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội và quản trị doanh nghiệp) trong năm 2024. Phần lớn trong số đó là quỹ tư nhân, quỹ bất động sản và quỹ tín thác bất động sản (REITs). Đây cũng là xu hướng nhằm theo đuổi chiến lược gia tăng giá trị tài sản.
Nhận định về thị trường chung, CBRE cho biết, nhu cầu mua dự án bất động sản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn khá yếu, trong khi nhu cầu bán dự án lại ở mức cao. Với chu kỳ tăng lãi suất đã chững lại ở các thị trường lớn trên toàn cầu, các nhà đầu tư đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy chu kỳ điều chỉnh giá hiện tại đã kết thúc trước khi xuống tiền.
Nhiều khả năng các nhà đầu tư ở hầu hết các thị trường sẽ tiếp tục giữ động thái chờ đợi và quan sát trong nửa đầu năm 2024. Sang đến nửa cuối năm, các hoạt động mua bán dự án bất động sản thương mại sẽ lấy lại đà bứt tốc nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương tại châu Á - Thái Bình Dương cắt giảm lãi suất.
- Bất động sản chuyển hướng tìm đường sống, đồng loạt bán căn hộ dưới 50 triệu/m2
- Thị trường bất động sản 2024: Phân khúc nào sẽ biến động nhiều nhất?
- Nhìn lại bất động sản công nghiệp trong năm 2023
- Tăng trưởng tín dụng âm trong tháng đầu năm 2024, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?
- Lãi suất "lao dốc" chóng mặt, một nhà băng giảm 3 ngày liên tiếp
- Năm 2024, dự kiến có thêm gần 48.000 căn nhà ở xã hội
- 4.000 căn hộ cao cấp sẽ được bổ sung cho thị trường nhà ở thủ đô
- Sân bay Nội Bài được bình chọn là sân bay châu Á tốt nhất thế giới
- Chiến dịch quảng cáo tái hiện văn hóa hẹn hò: “Mọi khởi đầu đều đến từ lần quẹt Tinder”