Tết Nguyên đán 2024, người Việt cần tránh những điều này khi đi lễ chùa đầu năm
Trong mỗi dịp Tết Nguyên đán, việc đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt bao đời nay. Tuy nhiên, dưới đây là những điều mà mọi người cần phải lưu ý, nếu muốn mong cầu cả năm may mắn.
Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ, là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Về nơi cửa Phật, lòng người sẽ lắng lại, thanh thản, nhẹ nhàng và bình yên.
Đặc biệt, trong tiềm thức của người Việt Nam, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Chính vì vậy, ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Nên đi lễ chùa đầu năm vào ngày nào? Nên đi đền trước hay chùa trước?
Nên đi lễ chùa đầu năm vào ngày nào?
Từ trước tới nay, nhiều người vẫn có thói quen đi lễ chùa hàng ngày, bên cạnh đó, cũng không ít người chỉ đi lễ chùa đầu năm để cầu những điều bình an cho một năm mới. Tuy nhiên, mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau đều mang những ý nghĩa riêng.
Với câu hỏi nên đi lễ chùa đầu năm ngày nào thì câu trả lời là nên đi vào mấy ngày Tết, nhất vào Mùng 1 Tết. Theo dân gian, đây là ngày đầu tiên của tháng, mọi người nên đi lễ chùa đầu năm vào ngày này để cầu bình an, gặp may mắn trong làm ăn, thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, việc đi lễ chùa đầu năm vào dịp Tết sẽ cũng là tượng trưng cho sự mong cầu một năm mới bình an, may mắn, thành đạt.
Đi lễ chùa trước hay đền trước?
Mọi người đi chùa hay đi đền trước đều được. Bởi lẽ, dù là đền hay chùa thì đây cũng là những nơi tâm linh đều luôn được coi trọng. Do đó, nếu đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn, sức khỏe thì mọi người có thể đi chùa trước cũng không sao.
Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm
Sai quy tắc lễ bái
Một việc mà nhiều người thường không tìm hiểu kĩ trước khi đến cửa chùa chính là sai thứ tự lễ bái. Thêm vào đó, mọi người nên bước vào từ cửa bên của nhà chùa khi muốn bước vào nhà chính của nhà chùa. Ngoài ra, mọi người lưu ý không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa (bậu cửa là phần thân gỗ nằm ngang ở vị trí bên dưới ngưỡng cửa, liên kết cột con của hai vì kèo gần nhau nhất ngay lối vào nhà).
Theo lệ thường, người dân nên lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, hay còn được gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Đặc biệt, khi đi lễ chùa đầu năm, nếu có dâng lễ thì phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, cẩn trọng đăt lên ban chính trở ra ban ngoài cùng. Bên cạnh đó, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Lưu ý:
– Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít hay nhiều.
– Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
– Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
– Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
Không đặt lễ mặn ở khu vực chính
Một điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm là không đặt lễ mặn ở khu vực chính điện. Đây là điều cần phải đặc biệt kiêng kị. Thay vào đó, khu vực này chỉ nên đặt đồ chay tịnh. Người dân cần tránh đặt lễ mặn tại chính điện vì hành động này sẽ bị coi là làm ô uế nơi thanh tịnh.
Không mặc đồ hở hang khi đi lễ chùa đầu năm
Khi đi lễ chùa đầu năm, việc tối kị đầu tiên là ăn mặc hở hang khi đến chùa. Nếu mắc phải điều này sẽ bị cho là báng bổ thần thánh, gây mất mỹ quan trong chùa. Chính vì vậy, cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang…
Không nên đặt giấy công đức lên bàn thờ
Nhiều người thường có thói quen sẽ lấy giấy công đức rồi đem về nhà đặt lên bàn thờ báo công với tổ tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người không cần lấy giấy chứng nhận công đức. Hoặc nếu có lấy thì cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này.
Đặt nặng quan niệm thắp hương trong chùa
Đừng quan niệm phải đốt hương, vàng mã ở trong chùa mới thiêng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới tượng phật, pháp khí thậm chí là gây hóa hoạn.
Không lấy cành lộc mang về đặt lên bàn thờ nhà mình
Trước đây, những ngày đầu xuân người dân đi hái lộc thường là những chồi non, nhưng giờ họ thay bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa… cầu sự phú quý. Đó có thể coi là lấy may đầu xuân chứ không phải vật để thờ cúng. Mọi người có thể bày lên bàn thờ nhưng khi tới ngày Rằm tháng Giêng thì hóa luôn.
Trên đây là những điều nên tránh phạm phải khi đi chùa đầu năm theo nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích./.
- Mùng 2 Tết: Tai nạn giao thông tiếp tục tăng, hơn 100 người thương vong trên cả nước
- Sau tháng 1 trầm lắng, giá vàng sẽ 'bứt tốc' và phá đỉnh ngay sau Tết?
- Thời tiết từ nay đến mùng 5 Tết thay đổi như thế nào?
- Thời tiết từ nay đến mùng 5 Tết thay đổi như thế nào?
- Sau tháng 1 trầm lắng, giá vàng sẽ 'bứt tốc' và phá đỉnh ngay sau Tết?
- Sàn thương mại có thể thất thu vì Valentine trùng với Tết Nguyên đán
- Mùng 2 Tết: Tai nạn giao thông tiếp tục tăng, hơn 100 người thương vong trên cả nước
- Tết Việt Nam trong mắt nhà ngoại giao nước ngoài
- Gợi ý 8 bí quyết chụp ảnh Tết trên smartphone "nghệ" như máy ảnh