Phát hiện nhiều tiệm vàng tại TP HCM sử dụng hợp chất xyanua
Sở Công Thương TP HCM đã phát hiện các đơn vị kinh doanh vàng có sử dụng hợp chất xyanua, đặc biệt là chất kali vàng xyanua (KAuCN 2), với một lọ rất nhỏ nhưng có giá trị lớn.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng Phòng Kỹ thuật An toàn - Môi trường, Sở Công Thương TP HCM chia sẻ tại buổi họp báo định kỳ diễn ra mới đây.
Theo bà Tâm, xyanua và hợp chất chứa xyanua hiện nay là đang được nhóm là danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh. Đối với các hóa chất này, để được sản xuất kinh doanh trên thị trường thì phải được các đơn vị của Bộ Công Thương cấp giấy phép.
"Hiện trên địa bàn TP HCM có 35 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế. Sở Công Thương TP HCM đã tuyên truyền, tập huấn thông qua hình thức hội nghị hoặc các lớp tập huấn cho các đối tượng làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất,...", bà Tâm cho biết.
Cũng theo bà Tâm, thời gian qua, Sở Công Thương TP HCM đã phát hiện các đơn vị kinh doanh vàng có sử dụng hợp chất xyanua, đặc biệt là chất kali vàng xyanua (KAuCN 2), với một lọ rất nhỏ nhưng có giá trị lớn. Tuy nhiên, việc bảo quản chưa đáp ứng điều kiện an toàn, vì vậy, sắp tới Sở Công Thương sẽ tập huấn, tuyên truyền việc này.
Thông tin về hoạt động mua bán, kinh doanh chất độc xyanua tại TP HCM, Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng chất độc xyanua, gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người.
Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm liên quan đến việc sử dụng hoá chất, Công an TP HCM triển khai thực hiện kế hoạch "Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn TP HCM".
Qua đó, Công an TP HCM đã phối hợp các ngành chức năng kiểm tra 177 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất, phát hiện, xử lý hành chính 14 trường hợp kinh doanh hóa chất (không liên quan đến kinh doanh, mua bán xyanua), đã khởi tố 6 vụ án/31 bị can về tội "Mua bán trái phép chất độc" quy định tại điều 311 Bộ luật Hình sự, thu giữ hơn 9.700 kg xyanua... Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Công dụng của Xyanua
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng.
Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.Theo đó, mặc dù là chất độc cực mạnh, tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp. Do đó, chất xyanua thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Thậm chí, chất độc này còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.