Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 03/09/2023, 13:00 (GMT+7)

Những loại bọt thực phẩm nên và không nên hớt bỏ

Theo nhiều chuyên gia, có 5 loại bọt thực phẩm mà người nấu nên giữ lại và 2 loại bọt cần phải được hớt bỏ để đảm bảo độ dinh dưỡng trọn vẹn của món ăn.

Khi nấu nướng những món ăn thường ngày, nhiều thực phẩm có xu hướng nổi bọt khí lên bề mặt nước. Điều này đặc biệt xảy ra nhiều ở các món thịt, xương, tôm, cua,..

bot-thuc-pham 0
Việc hớt bỏ bọt khí khi nấu giúp món ăn trong và đẹp mắt hơn (Ảnh: Freepik)

Đa số mọi người đều sẽ hớt bỏ chúng để giữ cho phần nước dùng trong và thanh đạm hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bạn nên bỏ qua việc hớt bỏ bọt thực phẩm.

Những loại bọt thực phẩm nên giữ lại

Bọt thực phẩm từ sữa đậu nành 

Sữa đậu nành khi nấu trên lửa sẽ xuất hiện các bọt khí có thành phần chính là saponin. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất này có những tác dụng sinh học có lợi như điều hòa chuyển hóa lipid, điều hòa miễn dịch, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống khối u, chống huyết khối và chống oxy hóa. Do đó bạn không nên hớt bỏ chúng khi trong khi nấu sữa đậu.

bot-thuc-pham
Bọt khí có trong sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất có lợi, không nên hớt bỏ (Ảnh: Freepik)

Nếu muốn sữa đậu nành được sánh mịn hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp cho thêm một ít dầu ăn để đánh tan bọt hay vặn lửa nhỏ, đun đến lúc sữa sôi kỹ thì bọt sẽ biến mất.

Bún

Bọt xuất hiện ở bún cũng tương tự như khi nấu cơm, chúng dựa trên protein và hoàn toàn an toàn với sức khỏe khi ăn. Việc giữ lại bọt lúc này sẽ khiến món ăn được bảo toàn lượng dinh dưỡng, các protein này sẽ sẽ hòa tan vào nước để hoạt động như một chất hoạt động bề mặt trong quá trình nấu.

bot-thuc-pham 1
Bọt khí từ bún chứa nhiều protein (Ảnh: Freepik)

Trà

Trà có thành phần chính là Saponin và loại này có khả năng tạo bọt mạnh nên khi nấu lên sẽ dễ xuất hiện nhiều bọt khí.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng, saponin trong trà sở hữu khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời có thể gây ức chế sự hấp thụ chất béo. Do những công dụng tuyệt vời này kèm theo lượng saponin trong bọt trà là có hạn, bạn không nên hớt bỏ loại bọt thực phẩm này.

bot-thuc-pham 2
Bọt khí có trong nước trà giúp kháng viêm, chống oxy hóa (Ảnh: Freepik)

Cà phê

Cà phê là một trong những thức uống được nhiều người sử dụng hằng ngày. Thực phẩm này chứa nhiều thành phần có khả năng tạo bọt, ví dụ như crema cà phê.

Bọt cà phê không khiến hương vị của thức uống này trở nên tệ và bạn có thể giữ nó lại. Trong một số loại cà phê, bọt còn được tạo nên bằng cách thêm sữa, kem (như cappuccino, latte,..) để kích thích vị giác của người dùng.

bot-thuc-pham 3
Bọt cà phê không khiến hương vị của thức uống này trở nên tệ (Ảnh: Freepik)

Nước ép trái cây, rau củ

Bọt có trong nước ép trái cây, rau củ thường được tạo ra khi chúng ta ép hay xay chúng. Những bọt khí này tương tự như bọt có trong cà phê, đồng thời còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Giữ lại bọt thực phẩm từ rau củ không gây hại cho sức khỏe, bởi vậy bạn có thể thoải mái sử dụng nó hằng ngày.

bot-thuc-pham 4
Giữ lại bọt thực phẩm từ rau củ không gây hại cho sức khỏe (Ảnh: Freepik)

Những loại bọt thực phẩm nên hớt bỏ

Theo một số chuyên gia, 2 loại bọt thực phẩm bạn nên hớt bỏ là: bọt ninh xương, luộc thịt và bọt khi luộc tôm.

Nước ninh xương, luộc thịt

Bọt sản sinh khi nấu nước hầm xương hay nước luộc thịt được hình thành do phần máu thừa, cặn và protein trong thịt tiết ra. Lớp bọt khí này không chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và còn gây ra mùi tanh. Nếu không hớt bỏ chúng, món ăn dễ có mùi khó chịu, nước dùng không còn thanh và trong. 

bot-thuc-pham 5
Lớp bọt khí từ nước ninh xương, luộc thịt không chứa nhiều dưỡng chất mà còn gây ra mùi tanh (Ảnh: Freepik)

Muốn nước hầm xương, thịt ít bọt và trong, bạn có thể áp dụng bí quyết như sau:

  • Bước 1: Xương hoặc thịt khi mua về sẽ rửa với nước rồi trộn với một ít bột mì đến khi bột tan hoàn toàn
  • Bước 2: Tiếp tục rửa xương, thịt lại với nước rồi trộn thêm cùng bột mì một lần nữa
  • Bước 3: Thực hiện rửa lại phần xương, thịt thêm khoảng 2 - 3 lần với nước nữa để chúng sạch và thơm hơn khi nấu

Nước luộc tôm

Trong tôm có chứa một hoạt chất có tên Astaxanthin. Hoạt chất này mang tính ổn định mạnh, dễ bị tách ra khỏi protein khi gặp phải nhiệt độ cao. Đây cũng có thể được xem là nguyên nhân khiến tôm chuyển sang màu đỏ khi nấu lên. 

Đồng thời, khi tôm được nấu, lớp bọt khí cũng xuất hiện kèm theo. Chúng chủ yếu là do máu nội tạng cùng một số tạp chất khác ở vỏ tôm và đầu tôm tiết ra. Do không chứa nhiều dinh dưỡng và dễ khiến tôm lẫn phải tạp chất gây mùi và màu khó chịu, bạn nên hớt bỏ lớp bọt thực phẩm này khi luộc.

bot-thuc-pham 6
Bọt khí trong nước luộc tôm chứa nhiều cặn thừa (Ảnh: Freepik)

Bạn có thể thay thế phương pháp luộc thông thường bằng cách hấp tôm. Tôm hấp sẽ giữ được độ ngọt, săn chắc hơn. Bên cạnh đó, những tạp chất tiết ra khó ngấm lại vào thịt vì nó được chảy xuống phía dưới nồi hấp. 

Cùng chuyên mục