Thứ năm, 22/05/2025
logo
Đánh giá sản phẩm

Lavenda và những lời quảng cáo 'thần thánh hóa' công dụng

Minh Tuấn Thứ năm, 22/05/2025, 13:28 (GMT+7)

Bộ sản phẩm Lavenda của Công ty Cổ phần Thiên Dược Sơn đang gây xôn xao dư luận khi sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.

Khi vợ làm hết việc nhà, còn chồng nghĩ đó là điều đương nhiên

Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/5: Eximbank tăng lãi kỳ hạn ngắn, gửi 300 triệu nhận về hơn 50 triệu đồng

Giá heo hơi hôm nay 22/5/2025: Miền Nam dẫn đầu đà tăng, thị trường cả nước sôi động trở lại

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ khoa ngày càng tăng, nhiều sản phẩm hỗ trợ vệ sinh và cải thiện sức khỏe vùng kín được giới thiệu trên thị trường. Trong số đó, bộ sản phẩm Lavenda của Công ty Cổ phần Thiên Dược Sơn đã thu hút sự chú ý của đông đảo chị em phụ nữ nhờ các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. 

Tuy nhiên, những nội dung quảng cáo của Lavenda, đặc biệt là việc khẳng định sản phẩm có khả năng chữa trị các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến, nấm ngứa, hay thậm chí ngăn ngừa u xơ tử cung, đã gây ra nhiều tranh cãi.

banner-ds-1028
Lavenda được phân phối bởi Công ty Cổ phần Thiên Dược Sơn.

Lavenda "nổ" công dụng, dùng bác sĩ để quảng cáo

Theo quảng cáo trên lavenda.website, Lavenda gồm bộ 3 sản phẩm chính: dung dịch vệ sinh phụ nữ Lavenda, dung dịch xịt thảo dược Lavenda, và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lavenda Plus. Theo thông tin từ nhà sản xuất, các sản phẩm này được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như trầu không, kim ngân hoa, hoàng bá, lô hội, và bạch đồng nữ, với mục đích hỗ trợ vệ sinh vùng kín, giảm ngứa, khử mùi hôi và cân bằng độ pH âm đạo. 

Đặc biệt, viên uống Lavenda Plus được quảng cáo là hỗ trợ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và giảm khí hư. Tuy nhiên, các chiến dịch quảng cáo của Lavenda thường vượt xa những công dụng được cấp phép, gây hiểu lầm rằng sản phẩm có thể thay thế thuốc chữa bệnh.

screenshot-341-1030
Các trang mạng xã hội quảng cáo Lavenda như thần dược.

Cụ thể, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, và các trang thương mại điện tử, Lavenda được quảng bá với những tuyên bố như “xóa sổ viêm phụ khoa”, “đánh bay nấm ngứa”, hay “điều trị viêm lộ tuyến độ 1, 2 chỉ trong 2 tuần”, "Một giọt dung dịch Lavenda tương đương với 100 lá trầu không".

screenshot-351-1029
Tại Fanpage “Lavenda Việt Nam - Giải pháp hoàn hảo cho viêm phụ khoa”, Lavenda được quảng cáo như thuốc trị bệnh.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các sản phẩm như Lavenda Plus là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Việc quảng cáo thổi phồng công dụng đã dẫn đến việc xử phạt từ cơ quan chức năng vào năm 2021 và 2022, với mức phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng đối với Công ty Thiên Dược Sơn.

Ngoài ra, một trong những vấn đề nghiêm trọng trong chiến lược quảng cáo của Lavenda là việc lạm dụng hình ảnh, danh nghĩa, và uy tín của bác sĩ để tăng độ tin cậy cho sản phẩm. Nhiều bài viết và video quảng cáo trên các trang mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh người mặc áo blouse trắng, được giới thiệu là bác sĩ hoặc dược sĩ, để tư vấn về công dụng của sản phẩm.

screenshot_1fff6-20231220045838-tiog3
Bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên trưởng khoa A9 Viện Y học cổ truyền Quân đội quảng cáo cho Lavenda.

Cụ thể, trong clip đăng tải trên Tiktok, xuất hiện hình ảnh của bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên trưởng khoa A9 Viện Y học cổ truyền Quân đội đang tư vấn trực tuyến về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Sau màn tư vấn và nêu tác hại của các bệnh phụ khoa, bà Vân liền chuyển sang giới thiệu các sản phẩm của Lavenda với những mỹ từ để dễ dàng thuyết phục người xem.

"Combo sản phẩm Ladenva có công dụng ngoài thì uống, trong thì xịt giúp bảo vệ toàn thân. Như sản phẩm dưới dạng uống, có 100% là thảo dược giúp chống oxy hoá, chống nguy cơ hình thành u xơ tử cung", bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân nói trong clip quảng cáo.

2-1689569322089351722202
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh quảng cáo cho Lavenda.

Hay trong một clip khác, xuất hiện hình ảnh TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh quảng cáo cho Lavenda với nội dung: "Đây là một sản phẩm có tác dụng rất tốc trong việc hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa. Sản phẩm này sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP và đã được bộ y tế cấp phép lưu hành".

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, hoặc thư tín của các đơn vị y tế, bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo thực phẩm là hành vi bị cấm. Những hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin vào đội ngũ y tế. 

Vi phạm quảng cáo bị xử phạt thế nào?

Liên quan đến tình trạng các đơn vị sử dụng hình ảnh y, bác sĩ các cơ sở y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng, ngày 11/11/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay hiện nay quảng cáo liên quan thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm đã có đầy đủ các quy định của pháp luật.

Luật Quảng cáo hiện đang sửa đổi cũng như các quy định hướng dẫn triển khai thực hiện đã quy định việc sử dụng hình ảnh của các bác sĩ, y sĩ, cơ sở y tế để quảng cáo là không được phép. Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự đã có quy định rất rõ các mức độ liên quan đến xử lý hình sự nếu vi phạm pháp luật về quảng cáo.

chai-rua-6-1032
Các sản phẩm của Lavenda chỉ là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng nhưng lại được quảng cáo thổi phồng như thuốc chữa bệnh.

"Việc sử dụng hình ảnh này là sai quy định và Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Sở Y tế, cơ sở y tế trên toàn quốc nhắc nhở, đề nghị đội ngũ nhân viên y tế không tham gia quảng cáo sai quy định", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đặc biệt, là tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Người dân cũng được khuyến cáo cảnh giác với các video "bác sĩ, lương y, bệnh nhân" tư vấn sản phẩm chữa bệnh, bởi nhân viên y tế không được phép quảng cáo mặt hàng này. Làm theo nội dung quảng cáo sai sự thật, người bệnh không đến bệnh viện khám, chữa bệnh kịp thời sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi, tổn thất về kinh tế và tổn hại tới sức khỏe.

Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 38-2021 quy định mức phạt từ 20 – 100 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn công dụng sản phẩm; Người vi phạm có thể bị cấm hoạt động quảng cáo từ 1 đến 2 năm nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, người quảng cáo có thể bị xem xét trách nhiệm dân sự theo điều 584, Bộ luật Dân sự 2015, nếu hành vi quảng cáo sai sự thật gây thiệt hại cho người tiêu dùng (sức khỏe, tài sản, tinh thần). Người tiêu dùng có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại từ cá nhân quảng cáo lẫn tổ chức sản xuất, phân phối.

Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh?

Để tránh bị lừa bởi những quảng cáo sai sự thật, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần:

- Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm: Xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không?

- Không tin vào những quảng cáo quá đà: Không có sản phẩm nào có thể “chữa bách bệnh” hay mang lại kết quả thần kỳ trong vài ngày.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo phù hợp với sức khỏe của bạn.

- Chọn mua sản phẩm từ nguồn uy tín: Tránh mua hàng trôi nổi trên mạng, đặc biệt là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác đầy đủ.

Để tránh rơi vào “bẫy” của những quảng cáo thiếu căn cứ, mọi người cần trở thành những người tiêu dùng thông thái. Hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế và chỉ chọn mua các loại thực phẩm chức năng từ những nguồn tin cậy.

Đồng thời, đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ hay hình ảnh của người nổi tiếng trên mạng đánh lừa. Sự chủ động và thông minh của người tiêu dùng chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và ví tiền của mình.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục