Cơ hội và thách thức của kinh tế số trong bối cảnh mới
Ngày 10/2, Hội thảo: “Kinh tế số và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới”; được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương phối hợp cùng Lazada Việt Nam đồng tổ chức. Đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế số và thương mại điện tử đã đến tham dự.
Trong những năm qua, phát triển bền vững đã được Chính phủ đặt trọng tâm ưu tiên, thể hiện trong một số văn bản điều hành với quan điểm phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Song, công tác này phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế số với các nước trên thế giới, Việt Nam cơ bản đã ban hành khung khổ thể chế về kinh tế số. Bên cạnh quyết định thành lập Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng các Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, các văn bản về thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới trong các Hiệp định Thương mại tự do… Thì hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể.
Việt Nam xếp thứ 25/194 quốc gia về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu, hệ thống hải quan điện tử (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% chi cục hải quan và hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động đã bao phủ 100% thương mại qua cảng biển và hơn 90% thương mại qua cảng hàng không…
Báo cáo economy SEA năm 2022 của Google, Temasek và Bain Company, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất. Cũng theo báo cáo này, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022.
Các chuyên gia cho rằng, nếu được tối ưu hóa, lượng khí phát thải từ hoạt động thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể (từ 30 - 40%) so với hoạt động thương mại thông thường, từ đó đóng góp cho phát triển bền vững chung của toàn nền kinh tế.
- Microsoft đưa AI mạnh hơn ChatGPT vào Bing
- Google Brad sẽ ‘đè bẹp’ ChatGPT trong tương lai?
- Google ra mắt công cụ chatbot mới cạnh tranh với ChatGPT