Cô gái 24 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân do lười làm 1 việc, nhiều người cũng đang phạm sai lầm này
Cô gái do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cùng thói quen lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng toàn thân.
Thói quen xấu khiến cô gái nhiễm trùng toàn thân
Gia đình & Xã hội thông tin, cô Du 20 tuổi (ở Phúc Châu, Trung Quốc) là nữ sinh vốn khỏe mạnh, ưa hoạt động nhưng vừa qua bỗng được đưa đến bệnh viện vì sốt cao và bất tỉnh. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện toàn thân cô bị nhiễm trùng toàn thân, tính mạng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Theo bác sĩ, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số viêm nhiễm của cô cực kỳ cao. Bệnh nhân bị tăng độc tố máu hay nhiễm trùng huyết. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, trong đó nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, một khi mắc bệnh, tỷ lệ tử vong thường trên 50%.
Sau khi điều trị, cô Du đã may mắn qua cơn nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện nguồn lây nhiễm toàn thân của cô Du rất có thể đến từ hệ thống tiết niệu.

Sau khi khai thác bệnh sử, được biết cô gái có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng nghĩ mình còn trẻ nên không quan tâm lắm, kể cả khi có triệu chứng đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và đau đớn ngày càng nghiêm trọng, và sau đó còn có một chút tiểu máu, cô cũng không đi khám. Ngoài ra, cô còn thường xuyên khiêu vũ, nhiều khi mải nhảy mà quên luôn việc uống nước.
Bác sĩ cho biết, hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu đều không bổ sung nước kịp thời do đổ mồ hôi quá nhiều, dẫn đến lượng nước tiểu giảm và tác dụng xả nước tiểu lên hệ tiết niệu bị suy yếu, khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần uống nhiều nước hơn, đi tiểu thường xuyên, hạn chế ngồi lâu và nhịn tiểu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Theo Gia đình Việt Nam, bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận.
Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,... Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác dẫn đến viêm tiết niệu ở nữ giới như: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,… hay kể cả khi quan hệ tình dục với người bị viêm nhiễm đường tiết niệu cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.
Biểu hiện viêm tiết niệu ở phụ nữ
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gây ra những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
- Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).
- Cảm giác đau, căng thẳng ở khu vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu).
- Đau ngay cả khi không đi tiểu.
- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.
- Tiểu đêm, tiểu dầm.
- Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
- Nước tiểu có thể ra đục, đen hay ra hồng, có mùi khai nồng, thậm chí có thể tiểu ra máu.
- Trường hợp nặng, người bệnh còn có cảm giác mệt mỏi cả ngày: Mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...
Viêm đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh viêm tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tắc vòi trứng, dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.
- Đối với phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu. Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau, gây ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ.

- Viêm đường tiết niệu cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh về những bệnh lây truyền qua đường tình dục (như sủi mào gà, lậu,…).
- Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm đường tiết niệu còn có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính.
Phòng ngừa bệnh viêm tiết niệu như thế nào?
- Hàng ngày cần duy trì thói quen uống đủ nước, đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, tối thiểu là 1,5 lít nước/ngày. Ngay cả khi không khát cũng nên uống nước.
- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, đặc biệt là nữ giới trong kỳ kinh nguyệt.
- Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
- Khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu, vì nếu để tình trạng này trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.
- Tránh mặc đồ lót còn ẩm ướt, chưa được giặt sạch hoặc chất liệu nóng, bí.

- Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin tự nhiên. Nên bổ sung các loại hoa quả có thể ăn hoặc ép lấy nước uống thường xuyên để phòng viêm đường tiết niệu như: việt quất, chanh, cam, bưởi, chuối, nho, chanh leo.
- Khi phát hiện mắc nhiễm khuẩn tiết niệu phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì như thế có thể làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ.