Thứ tư, 01/05/2024, 10:54 (GMT+7)

Cha mẹ làm gì khi các con bất hòa

PHA LÊ (Tiếp thị & Gia đình)

Có thể thấy mâu thuẫn giữa con cái sẽ không có gì nghiêm trọng, nếu các bậc phụ huynh có hướng giải quyết êm đẹp và xây dựng được sự nhường nhịn, gắn kết giữa các con.

Trong những gia đình có từ hai con trở lên, việc các con có mâu thuẫn cãi nhau là một trong những điều không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ tạo ra sự căng thẳng trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và mối quan hệ giữa các thành viên. Mâu thuẫn giữa các con có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với trẻ nhỏ, các con thường ganh tị khi cảm thấy mình không được cha mẹ quan tâm bằng như người anh chị em khác.

Ngoài ra, sự khác biệt trong tính cách, sở thích và suy nghĩ cũng có thể làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các con. Để giải quyết vấn đề này, các bậc phụ huynh đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau để giúp cho các con giải quyết được mâu thuẫn.

Chị Mai Thị Ngọc Mai, quận Phú Nhuận, TP.HCM chia sẻ: “Tôi thường yêu cầu các con trò chuyện, trao đổi với nhau. Sau đó, tôi sẽ đứng ra giải thích vấn đề cho các con và đặt ra những quy tắc để giúp các con không phải mâu thuẫn trong những lần sau”.

2 (2)
Có thể thấy mâu thuẫn giữa con cái sẽ không có gì nghiêm trọng, nếu các bậc phụ huynh có hướng giải quyết êm đẹp và xây dựng được sự nhường nhịn, gắn kết giữa các con.

Có thể thấy mâu thuẫn giữa con cái sẽ không có gì nghiêm trọng, nếu các bậc phụ huynh có hướng giải quyết êm đẹp và xây dựng được sự nhường nhịn, gắn kết giữa các con. Tuy nhiên, ở một vài gia đình, điều này cũng gây khó khăn.

Gia đình chị TTT có hai con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, chị cho biết các con thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc sử dụng các thiết bị điện tử và đồ chơi. Dù chị T đã nhiều lần nói chuyện, thậm chí đặt ra thời gian sử dụng cho mỗi người con, nhưng các con vẫn thường hay tranh giành và lời qua tiếng lại với nhau. “Tôi không muốn dùng biện pháp mạnh với con, nên chỉ dùng lời nói để can ngăn con. Nhưng thực sự là lời nói chỉ được một thời gian các bé về sau lại cứ tiếp tục tranh giành, cự cãi”, Chị T.T.T cho biết.

TS Phạm Thị Thúy - Chuyên gia Tâm lý cho biết: “Khi không có người thứ ba can ngăn giống như trọng tài là bố mẹ, ông bà, hay ai đó trong nhà, thì mâu thuẫn sẽ bị đào sâu. Lúc đầu chỉ là cãi qua cãi lại, lườm nhau một tí xíu thôi, nhưng đến lúc nào đó, họ không chấp nhận được, thì họ sẽ xông vào tấn công cơ thể của nhau. Các con sẽ có những hành động bạo lực và gây ra những tổn thương, thậm chí là có những sự tranh chấp sau này. Nhiều gia đình là chỉ vì các con đánh nhau, cãi nhau mà dẫn đến bố mẹ cũng có mâu thuẫn khi không đồng thuận trong quan điểm dạy con. Không biết cách làm thế nào để giảm hòa giữa các con, thì tự nhiên trong mối quan hệ gia đình rất dễ xảy ra xung đột”.

4
Thông qua trò truyện, xây dựng quy tắc, cha mẹ có thể giúp các con học được cách xử lý trong mọi tình huống

Theo các chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ có thể phân xử công bằng không chỉ giúp giải quyết mâu thuẫn mà còn giúp xây dựng lòng tin và sự thấu hiểu giữa cha mẹ và các con. Đồng thời, giúp các con học được cách giải quyết vấn đề và tôn trọng lẫn nhau. Cha mẹ cần giúp các con bình tĩnh, nguyên tắc của giải quyết mâu thuẫn là tách họ ra để họ có đủ thời gian bình tĩnh lại.

“Khi họ bình tĩnh chúng ta mới cho các bên được nói ra cái ấm ức, mâu thuẫn, bực bội của họ. Tức là chúng ta đang lắng nghe con để tìm ra nguyên nhân, khi mà chính các con nói ra và ta hiểu nguyên nhân của xung đột, các con cũng tự nhìn nhận lại nguyên nhân của xung đột. Nguyên nhân của việc tại sao lại đánh nhau, mâu thuẫn, thì các con sẽ có giải pháp. Và giải pháp lúc đó có thể là làm hòa bằng cách xin lỗi nhau, hoặc là làm hòa bằng cách đi ăn, đi chơi với nhau. Có rất nhiều giải pháp khác nhau, tùy thuộc vào tuổi của con”, TS Phạm Thị Thúy cho biết thêm.

Trong cuộc sống gia đình, việc con cái cãi nhau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cách cha mẹ ứng xử và giải quyết tình huống này như thế nào. Thông qua trò truyện, xây dựng quy tắc, cha mẹ có thể giúp các con học được cách xử lý trong mọi tình huống. Qua đó, không chỉ tạo ra sự đoàn kết và hòa thuận trong gia đình, mà còn giúp các con phát triển kỹ năng hòa giải trong cuộc sống.

Cùng chuyên mục