Tay chân miệng vào đỉnh dịch, cha mẹ không được chủ quan với loạt dấu hiệu này
Hiện bệnh tay chân miệng đã bước vào giai đoạn đỉnh dịch. Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ca mắc và ổ dịch mới. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu của loại bệnh này.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua (từ 12/4 - 19/4), toàn thành phố ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã.
Theo chu kỳ, Hà Nội đang bước vào đỉnh dịch tay chân miệng lần 1 (tháng 4 và 5). Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh và ổ dịch. Sang tháng 9 và 10, Hà Nội sẽ tiếp tục đón chu kỳ dịch mới.
Không chỉ xuất hiện ở Hà Nội, nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến nay cả nước có 13.746 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng hơn 3.000 ca so với số liệu Bộ Y tế công bố trong cuộc họp phòng chống dịch trực tuyến toàn quốc ngày 10/4.
Trao đổi với báo Dân trí, BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) là 2 nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp.
Theo ông, nếu bệnh nhân nhiễm chủng virus EV71 thường sẽ có diễn biến nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Với các trường hợp diễn biến nặng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Theo đó, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu của loại bệnh này.
Trẻ mắc tay chân miệng thường có các dấu hiệu như:
- Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao).
- Tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).
- Một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.
Khi trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có các biểu hiện sau cần kịp thời đưa trẻ nhập viện điều trị:
- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
- Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ…
- Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân.
- Thở nhanh, thở bất thường (ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè...).
- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh chân tay miệng, chuyên gia cảnh báo cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp với người bệnh, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung. Trường hợp trẻ có những triệu chứng nói trên, cha mẹ tuyệt đối không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
- Hơn 10.000 ca mắc bệnh tay chân miệng trên cả nước, lưu ý gì đề phòng bệnh diễn biến nặng?
- Số ca mắc tay chân miệng gia tăng nhanh, làm thế nào để phòng bệnh?
- Hơn 100.000 ca tay chân miệng trên cả nước: Chuyên gia khuyến cáo gì?
- Ngại cưới vì trách nhiệm tài chính: Chuẩn bị thế nào để bước vào hôn nhân?
- Lãi suất BIDV mới nhất, gửi 200 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng nhận lãi bao nhiêu?
- 8 hoạt động sau giờ học giúp con thông minh hơn
- Tài chính 3 triệu đồng, vui chơi dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 không thể bỏ qua địa điểm này
- Giá vé máy bay cao ngất ngưởng, cả doanh nghiệp và du khách cùng 'kêu'
- Cuộc cách mạng xe EV mới chỉ đang bắt đầu, Trung Quốc đã phải chịu hậu quả nghiêm trọng