Thứ hai, 20/11/2023, 13:00 (GMT+7)

10 Cách chữa nghẹt mũi tại nhà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Cách chữa nghẹt mũi tại nhà bạn đã biết chưa. Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nghẹt mũi tuy không gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm xoang cấp tính khó điều trị về sau. Cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu 10 cách chữa nghẹt mũi tại nhà trong bài viết này nhé!

Nghẹt mũi là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa nghẹt mũi, hãy cùng tìm hiểu nghẹt mũi là gì? Nghẹt mũi là do các niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang bị kích ứng, tăng tiết dịch nhầy để tống các dị vật gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh ra ngoài. Các nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm: Cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng.

Cảm lạnh và cảm cúm có thể khiến niêm mạc mũi sưng lên, vi khuẩn virus gây bệnh là nguyên nhân gây kích ứng. Dịch mũi được tiết ra nhiều hơn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh cũng như các kháng thể đã chết để chống lại chúng .

cach-chua-nghet-mui-1
Nghẹt mũi là do các niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang bị kích ứng

Nghẹt mũi cũng là một dấu hiệu của dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng, tăng tiết dịch nhầy để đào thải chất gây dị ứng. Do đó, khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi cản trở hô hấp.

Nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc có thể kéo dài và tái phát, tùy thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù triệu chứng này thường không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi

Mọi yếu tố gây kích thích mũi cũng đều là nguyên nhân gây nghẹt mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi, cụ thể:

Cảm lạnh

Nếu bạn bị nghẹt mũi kèm theo hắt hơi liên tục, đau họng, có nhiều cơn ho hoặc bị sốt, rất có thể bạn đã bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc cơ thể chưa thích nghi với môi trường sống hiện tại.

Một số người sẽ gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khó chịu và thậm chí khó thở khi tiếp xúc với đồ vật hoặc vật dụng (đôi khi là thuốc) mà họ bị dị ứng.

cach-chua-nghet-mui-2
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi

Chất lượng không khí

Một trong những nguyên nhân khách quan khiến nghẹt mũi liên tục là do môi trường sống hiện tại tích tụ quá nhiều bụi bẩn. Những cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện do không khí quá ẩm hoặc quá khô có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.

Bệnh viêm đường hô hấp

Các bệnh viêm đường hô hấp bao gồm viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi… Tất cả đều có triệu chứng chung là nghẹt mũi, mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người.

Trong đó viêm xoang là phổ biến nhất, thường gặp nhiều ở người lớn, do ảnh hưởng của bệnh nên người bệnh thường kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, khứu giác và hàm bị đau.

cach-chua-nghet-mui-3
Mắc các bệnh về đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi

Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi...

10 cách chữa nghẹt mũi tại nhà đơn giản hiệu quả

Trước khi điều trị ngạt mũi, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi. Các lựa chọn điều trị cụ thể bao gồm: Biện pháp khắc phục tại nhà, sử dụng thuốc. Việc lựa lọn sử dụng biện pháp nào tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách chữa nghẹt mũi tại nhà, đơn giản hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Uống nước tía tô nóng

Tía tô là loại lá có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giải cảm, làm đẹp da, tăng sức đề kháng cực kỳ tốt và xuất hiện nhiều trong các bài thuốc đông y. Cách sử dụng lá tía tô trị nghẹt mũi:

  • Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp và để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội.

  • Cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng cả ngày.

Lưu ý: Nước tía tô có mùi hơi khó uống một chút cho người mới uống lần đầu và có thể sẽ quen sau vài lần uống. Mặc dù tía tô rất tốt và tự nhiên, nhưng nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng hãy ngưng sử dụng ngay nhé!

cach-chua-nghet-mui-4
Uống nước tía tô giúp chữa nghẹt mũi hiệu quả tại nhà

Trị nghẹt mũi bằng cách uống trà gừng

Gừng từ lâu đã được coi là một phương thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi và sổ mũi.

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, tiêu viêm. Đồng thời còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.

Cách chữa ngạt mũi bằng gừng nhanh và đơn giản nhất là uống trà gừng mật ong. Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ, cho vào cốc nước nóng.

  • Đợi khoảng 15 phút đến khi nước trong cốc chuyển sang màu vàng.

  • Cho 2 thìa mật ong vào cốc, khuấy đều và thưởng thức.

Chú ý sử dụng mật ong chất lượng cao, rõ nguồn gốc để có kết quả tốt nhất.

cach-chua-nghet-mui-5
Trị nghẹt mũi bằng trà gừng

Chữa nghẹt mũi bằng cách xông mũi

Bạn có thể xông hơi với các loại tinh dầu để giúp hết nghẹt mũi nhanh chóng.  Tinh dầu chứa hoạt chất citral và myrcene có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm cực cao, giúp cơ thể giải độc và tái tạo năng lượng, giúp làm sạch không khí, từ đó ngăn ngừa nghẹt mũi tái phát.

Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh có thể giúp làm loãng chất nhầy trong đường mũi, giảm nghẹt mũi thông qua quá trình thẩm thấu cân bằng độ ẩm và giảm viêm các mạch máu trong xoang mũi.

Bấm huyệt thông mũi

Đây là một trong những phương pháp trị nghẹt mũi cực kỳ hiệu quả:

  • Bước 1: Đẩy cong lưỡi chạm vào răng hàm trên trên trong 1 giây rồi bỏ xuống

  • Bước 2: Ngay khi lưỡi vừa bỏ xuống, lập tức dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ và xoa vào vùng giữa hai lông mày.

Cách làm này tuy đơn giản nhưng có thể giúp khoang mũi thông suốt, cải thiện quá trình lưu thông dịch mũi, từ đó nhanh chóng làm giảm nghẹt mũi.

cach-chua-nghet-mui-6
Bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả

Trị nghẹt mũi bằng tỏi

Tỏi rất giàu hàm lượng allicin và scordinin nên tỏi thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp cũng như nghẹt mũi. Bạn có thể ăn các món ăn từ tỏi như tỏi mật ong, tỏi xào rau.

Massage xoang mũi

Người bệnh nên massage nhẹ nhàng vùng giữa hai lông mày trong 1 phút, giúp ngăn ngừa khô niêm mạc mũi, đồng điều chỉnh áp lực trong xoang trán, giảm nghẹt mũi.

cach-chua-nghet-mui-7
Massage xoang mũi là một trong những cách chữa nghẹt mũi

Thuốc thông mũi dạng xịt

Có thể dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamin nếu bệnh nhân bị nghẹt mũi do dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc thông mũi nào.

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là do kích ứng, thì việc dùng thuốc trị nghẹt mũi (thuốc thông mũi) có thể giúp giảm sưng và giảm đau.

cach-chua-nghet-mui-8
Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt để chữa nghẹt mũi

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về cách chữa nghẹt mũi. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau họng dữ dội thì nên tới gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Hy vọng những mẹo vặt gia đình này hữu ích với bạn!

Từ khóa:
Cùng chuyên mục