Các bước lập ngân sách chi tiêu cá nhân đơn giản và hiệu quả
Lập ngân sách chi tiêu cá nhân giúp bạn có được kế hoạch tài chính hợp lý. Lập ngân sách chi tiêu luôn xuất hiện trong các mẹo hoặc phương pháp quản lý chi tiêu thông dụng. Cùng tìm hiểu các bước lập ngân sách chi tiêu cá nhân đơn giản và hiệu quả trong bài viết sau.
1. Tập hợp thông tin về tài chính cá nhân
Bạn cần thu thập tất cả các thông tin hoặc báo cáo có giá trị về tài chính cá nhân. Chẳng hạn như:
- Báo cáo của ngân hàng
- Báo cáo tài khoản đầu tư
- Hóa đơn điện, nước
- Hóa đơn ăn uống
- Hóa đơn thẻ tín dụng
- Biên lai các mua sắm, giao dịch hàng tháng
- Bảng sao kê khoản vay thế chấp...
Bạn đưa ra được càng nhiều thông tin có thể khai thác càng tốt. Những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen tiêu dùng cũng như các nhiệm vụ tài chính đặt ra cho bản thân. Điểm quan trọng của việc lập ngân sách là đưa ra được con số trung bình, vì thế khi có nhiều nguồn dữ liệu để tổng hợp thì con số này sẽ chính xác hơn.
2. Tính tổng thu nhập
Bạn có bao nhiêu khoản thu nhập, bao gồm cả thu nhập chính lẫn phụ thì đều phải kê khai cụ thể. Tốt nhất là những con số cụ thể và bạn nên có tính xác thực với dữ liệu này.
- Thu nhập cố định hằng tháng/ linh động khác nhau giữa các tháng
- Thu nhập thêm
- Đầu tư sinh lợi nhuận...
Tất cả những khoản tiền mà bạn kiếm được trong tháng chính là thu nhập bạn cần ghi lại. Việc tính tổng tất cả thu nhập một cách chính xác giúp bạn nắm rõ được nguồn thu và số tiền bạn có, từ đó phân bổ cho các danh mục khác nhau trong ngân sách. Nếu không nắm được tổng thu nhập, bạn sẽ khó lên kế hoạch cho các khoản chi hoặc không thể thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
3. Tạo danh sách chi phí hàng tháng
Liệt kê hết tất cả những chi phí mà bạn cảm thấy nó cần thiết và liên quan mật thiết với cuộc sống của bạn. Hãy sử dụng các hóa đơn và biên lai của bạn trong 3 tháng gần nhất để xác định mức chi tiêu hiện tại của bạn.
Danh sách này có thể sẽ dài bởi nó bao gồm khá nhiều các khoản:
- Thanh toán thế chấp
- Tiền thuê nhà
- Bảo hiểm
- Mua sắm tạp hóa
- Giải trí
- Làm đẹp
- Chăm sóc sức khỏe
- Ăn uống
- Chi phí di chuyển
- Thanh toán nợ...
4. Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi
Sau khi liệt kê dánh sách cho phí hàng tháng, bạn tiếp tục chia chi phí làm 2 loại là cố định và biển đổi.
Chi phí cố định là những chi phí có tần suất lặp lại ở mỗi tháng đều đặn.
- Chi phí nhà ở
- Chi phí đi lại
- Dịch vụ Internet
- Tiết kiệm và trả nợ (Nếu có kế hoạch tiết kiệm hoặc trả một khoản nợ nhất định mỗi tháng)...
Chi phí biến đổi là loại sẽ thay đổi theo từng tháng hoặc có thể có hoặc không có ở mỗi tháng như:
- Mua sắm
- Giải trí
- Làm đẹp
- Các hoạt động xã hội
Nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, hãy lên kế hoạch cho danh mục "chi phí bất ngờ" có thể xuất hiện trong tháng và làm lệch ngân sách của bạn. Để lên được mục "chi phí bất ngờ", hãy thống kê chi phí cố định rồi ước tính số tiền bạn nên chi tiêu mỗi tháng cho các chi phí biến đổi.
5. Phân bổ tổng thu nhập cho các chi phí hàng tháng
Có 2 trường hợp xảy ra lúc này:
Nếu bạn thu nhập cao hơn mức chi phí cần trả, hãy cân nhắc áp dụng quy tắc lập ngân sách “50-30-20”. Trong quy tắc này, các chi phí thiết yếu phải chiếm một nửa ngân sách của bạn, các khoản linh hoạt chiếm 30% và tiết kiệm cũng trả nợ chiếm 20% của ngân sách.
Nếu chi tiêu của bạn nhiều hơn thu nhập, điều đó có nghĩa là bạn đang bội chi và cần thực hiện một số thay đổi. Việc chi tiêu vượt quá khả năng khiến bạn rơi vào áp lực tài chính từ các khoản nợ và khó thực hiện các mục tiêu tài chính trong tương lai.
6. Rà soát và điều chỉnh các chi phí chưa hợp lý
Đây là việc quan trọng bạn cần làm. Luôn luôn kiểm tra rà soát và đánh giá lại ngân sách nhằm đảm bảo bạn đang đi đúng với kế hoạch bạn lập ra. Sau tháng đầu tiên, hãy ngồi xuống và so sánh chi phí thực tế với những gì bạn đã tạo ra trong ngân sách ban đầu. Điều này sẽ chỉ cho bạn chỗ nào bạn đã làm tốt và chỗ nào bạn cần phải cải thiện cho tháng sau và thời gian tới.
Xem thêm: Các tin tức Gia đình mới nhất tại đây