Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 20/08/2023, 06:00 (GMT+7)

Việt Nam có cơ hội trở thành 'ông lớn' ngành game di động

Game di động có cơ hội trở thành một mảnh ghép quan trọng trong ngành công nghệ của Việt Nam với dân số trẻ và nhân lực kỹ thuật có năng lực tốt.

Quy mô thị trường game di động toàn cầu được dự đoán có thể vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2024 cùng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 7% trong những năm tiếp theo. Với tiềm năng này, Việt Nam đang nhìn nhận game di động như một tài sản có thể xuất khẩu được đồng thời là một phần quan trọng trong mảng công nghệ đang lên tại quốc gia này, theo Bloomberg.

960x640
Văn phòng của Amanotes tại TP.HCM. (Ảnh: Bloomberg).

Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia các quốc gia sản xuất game di động lớn nhất xét theo số lượt tải về, theo data.ai. Dù vậy, điều này cũng không quá ngạc nhiên khi đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thâm nhập smartphone cao nhất Châu Á và một nửa dân số có độ tuổi dưới 30.

Tinh thần 'Thung lũng Silicon' ngành game Việt Nam

Ngành game Việt Nam đang được dẫn dắt bởi một nhóm ngày càng lớn các nhà startup phát triển và phát hành game trong đó có Amanotes (nổi tiếng với các tựa game âm nhạc) và OneSoft (nhà phát hành Falcon Squad). Học sinh Việt Nam thường có điểm PISA cao hơn học sinh Mỹ và các nước thuộc khối OECD. Trong khi đó, các mối quan tâm dành cho kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. Trại hè lập trình cho trẻ em cũng dần trở nên phổ biến, trong khi đó các trường đại học đưa phát triển game vào chương trình học.

“Tôi cảm thấy tinh thần Thung lũng Silicon ở TP.HCM”, Khoi Nguyen, người sáng lập Good Time Story, một startup chuyên tạo ra các công cụ phục vụ phát triển game. Anh về Việt Nam từ Bay Area (Mỹ) sau kho làm việc như một trưởng nhóm kỹ sư tại Oculus VR Inc vào năm 2014. “Tài năng kỹ thuật ở đây khá đỉnh cao”, anh nói.

Việt Nam lần đầu thu hút được sự chú ý của các game thủ toàn cầu vào năm 2013 khi Dong Nguyen tạo ra một tựa game đơn giản nhưng gây nghiện là Flappy Bird. Flappy Bird trở thành hiện tượng lớn đến nỗi Dong Nguyen đã quyết định gỡ bỏ nó khỏi các kho ứng dụng sau khi được cho là có doanh thu lên tới 50.000 USD/ngày từ quảng cáo. Flappy Bird khiến các lập trình viên Việt Nam nhận ra rằng các trò chơi phổ thông (casual game) có thể trở nên thành công tới mức nào.

Thai Thanh Liem, CEO Topebox, nhớ lại sự hứng khởi của những ngày đầu tiên 10 năm trước. Anh và một số người bạn, về sau trở thành người đồng sáng lập của công ty, làm việc không biết mệt mỏi để phát triển các trò chơi miễn phí mà về sau được tải về trên điện thoại của người dùng từ Singapore đến San Francisco.

“Chúng tôi ăn, ngủ và làm việc cùng nhau trên mái nhà”, anh nói.

Trò chơi đầu tiên của họ, chỉ trong 1 năm, đạt được nửa triệu lượt tải về và 1 triệu USD doanh thu toàn cầu. Thành công lớn hơn đến ngay sau đó. Sky Dancer, một trò chơi của của Topebox do ByteDance phát hành đã được tải về ít nhất 50 triệu lần.

Các studio game hiện mọc lên trên khắp Việt Nam, tranh đua nhau tạo ra bom tấn toàn cầu tiếp theo. Magic Tiles 3 (Amanotes) nằm trong số 20 trò chơi được tải về nhiều nhất trên toàn cầu năm ngoái, theo Sensor Tower. Amanotes nói rằng trò chơi này đã được tải về hơn 1 tỷ lần kể từ khi ra mắt vào năm 2017.

Năm ngoái, OneSoft là công ty phát hành game di động lớn thứ 4 thế giới theo lượt tải về từ App Store và Google Play, theo data.ai. Trong khi đó, Zago Studio đứng số 9 trong đố các nhà phát hành toàn cầu theo lượt tải về trogn quý 4 năm ngoái, theo Sensor Tower. Việt Nam cũng là một trung tâm game blockchain với điểm nhấn là Axie Infinity của Sky Mavis.

Bill Vo, đồng sáng lập và CEO Amanotes, nói rằng mặc dù startup này đã có hơn 3 tỷ lượt tải về, nhiều người không biết Amanotes đến từ quốc gia nào.

“Mọi người không biết Amanotes là một công ty Việt Nam”, anh chia sẻ. “Chúng tôi định vị mình là một công ty toàn cầu”.

Amanotes nổi tiếng với những trò chơi âm nhạc. Hiện tại, Amanotes đang trong quá trình thảo luận với các nhà đầu tư tiềm năng và đang tìm kiếm cơ hội tăng quy mô công ty, Bill Vo nói với Bloomberg.

Quy định chặt chẽ hơn

Các nhà phát triển game Việt Nam dù vậy đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trên thị trường game toàn cầu trong bối cảnh các chính phủ đều đang áp dụng các quy định vệ thu thập dữ liệu. Những thay đổi này yêu cầu công ty game phải dành nguồn lực để trực tiếp tương tác với người chơi và khuyến khích họ tự nguyện cung cấp thông tin để các nhà phát hành có thể tùy biến trò chơi của mình.

Điều này khiến tăng chi phí hoạt động với các công ty có quy mô và đặc biệt khó cho các startup nhỏ hơn có thể bức phá, Kelly Wong, phó chủ tịch phụ trách mảng giải trí game tại VNG.

“Mô hình Flappy Bird không còn tồn tại nữa”, ông nói thêm.

Phần lớn các trò chơi nổi tiếng của Việt Nam đều theo mô hình chơi miễn phí với giao diện đơn giản. Một số studio game như Amanotes cũng đang áp dụng mô hình trả phí trong khi đó một số khác thì chuyển hướng sang phát triển game cho hệ máy chơi game. Đây là những thay đổi không dễ dàng. Phát triển game cho máy chơi game như Xbox hay PlayStation có thể cần nhiều năm và hơn 100 triệu USD đầu tư, ông Wong nói.

Dù vậy, các lập trình viên Việt Nam đang có thêm kinh nghiệm và chi phí phát triển các tựa game kinh phí cao cũng có thể giảm dần với công nghệ mới, Binh Tran, đồng sáng lập Ascend Vietnam Ventures, chia sẻ.

Ở thời điểm hiện tại, chính phủ Việt Nam cũng có nhiều động thái hỗ trợ sự phát triển của ngành game. Căng thẳng thương mại Mỹ Trung cũng có thể giúp các nhà phát triển game Việt Nam được hưởng lợi khi các nhà phát hành tìm kiếm các nhà phát triển bên ngoài trung quốc, Samuel Stevenin, giám đốc điều hành mảng mỹ thuật của Virtuos Ltd, nhận định.

“Điều này khiến Việt Nam, và toàn bộ Đông Nam Á, hấp dẫn hơn”.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục