Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 19/08/2023, 16:52 (GMT+7)

Tháng 7 tìm về chốn thanh tịnh nơi Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai (tên cổ là chùa Đùng) là một trong những điểm đến được nhiều người tìm về dịp tháng 7 âm lịch này.

Tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, chùa Địa Tạng Phi Lai đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch ở Hà Nam. Vị trí không xa, cách Hà Nội khoảng chừng 70km là một lợi thế cho phép người dân thành phố dễ dàng tìm về chốn thanh tịnh nơi Địa Tạng Phi Lai.

Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông dưới chân núi, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh ngay lần đầu tiên du khách đặt chân đến. (Ảnh: Công Đạt)

Được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời vua Trần Nghệ Tông, chùa có tên Nôm là chùa Đùng. Với thế phong thủy lưng tựa núi, hai bên là thế tả thanh long, hữu bạch hổ, nơi đây từng là nơi lui tới của nhiều bậc thánh nhân. Theo đó, chùa là nơi vua Trần Nghệ Tông ẩn mình vào những năm cuối đời. Sau này, ngôi chùa này cũng là nơi vua Tự Đức thường đến cầu tự. Tuy nhiên, theo thời gian, kiến trúc cảnh quan bị bào mòn, không được tu tạo, cây cối mọc hoang vây kín nên chùa Đùng dường như bị bỏ quên, xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Việc xây dựng lại chùa vào năm 2015 đã giúp mang lại sự tươi mới cho ngôi chùa này.

Ẩn mình trên một ngọn đồi ở Ninh Trung với đường dẫn vào chùa rộng rãi, khang trang, sau hơn 1 giờ đồng hồ chạy xe từ Hà Nội là đã đến ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian tĩnh lặng bậc nhất Hà Nam. Đây là điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm bình yên và thanh tịnh giữa nhịp sống nhiều lo toan. 

Địa Tạng Phi Lai Tự: Ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi, đẹp tựa chốn tiên cảnh tại Hà Nam | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. (Ảnh: Đức Nguyễn)

Du khách lần đầu ghé thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ bởi cách bài trí đặc biệt. Phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng mang ý nghĩa thiền định, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Dạo trong khuôn viên của chùa ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và không gian tĩnh lặng, chúng ta như được tìm về với bản nguyên của chính mình. 

368013767_1033175971348064_2729854024330103196_n
Tượng Đức Địa Tạng đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa của chùa với màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo càng làm cho ngôi chùa toát lên vẻ nghiêm trang. (Ảnh: Đức Nguyễn)

Bên phải tòa tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền; khu nhà ở dành cho Tăng ni - Phật tử ở trong chùa; khu giảng đường, nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu; khu nhà khách, dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa.

Không chỉ là chốn thờ tự, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.

Cảm giác khi bước vào ngôi chùa với không gian thanh tịnh và sự tương tác với thiên nhiên sẽ giúp ta tìm thấy sự cân bằng và yên bình trong tâm hồn. Đây thật sự là một địa điểm thích hợp để đến trong tháng này!

Từ khóa:
Cùng chuyên mục