Thứ sáu, 04/08/2023, 14:00 (GMT+7)

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần biết

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi đều quan trọng và cân nặng của thai nhi cũng thay đổi liên tục. Theo dõi cân nặng thai nhi giúp mẹ nắm được tình trạng dinh dưỡng của bé. Vậy thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần biết ở giai đoạn này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Thai 32 tuần là tháng thứ mấy?

Trước khi giải đáp “Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?”, hãy cùng tìm hiểu “Thai 32 tuần là tháng thứ mấy?” nhé!

Mang thai là một dấu mốc ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy nhiên, hành trình này cũng rất gian nan và đầy thử thách, kéo dài khoảng 40 tuần từ lúc thụ thai cho đến khi chào đời. Dù vất vả nhưng bất kỳ bà mẹ nào cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và vỡ òa vui sướng khi nhìn thấy sự thay đổi của bé yêu qua những “thước phim” siêu âm.

Khi bước sang tuần thai thứ 32, thai nhi phát triển vượt bậc về mọi mặt khiến cơ thể mẹ có những thay đổi. Khi mang thai được 32 tuần, tức là bạn đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Vậy chỉ cách ngày sinh khoảng hơn 1 tháng là mẹ có thể gặp bé yêu rồi! Đây là giai đoạn rất nhạy cảm, các mẹ cần lưu ý các mốc thời gian khám định kỳ, trau dồi kiến ​​thức sinh nở và chuyển dạ, chuẩn bị tốt nhất trước khi “vượt cạn” nhé!

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-1
Mang thai 32 tuần

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?          

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Mang thai là một cột mốc vô cùng quan trọng đối với người mẹ, là một hành trình gian nan kéo dài trong khoảng 40 tuần. Khi thai nhi được 32 tuần nghĩa là đã bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ, đây là giai đoạn khá nhạy cảm và các mẹ cần hết sức lưu ý. Điều mẹ quan tâm nhất là thai 32 tuần nặng bao nhiêu và thai nhi phát triển có tốt không.

Cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới cập nhật, thai nhi ở tuần thứ 32 sẽ có các chỉ số chiều dài và cân nặng như sau:

  • Trọng lượng thai nhi: Dao động từ 1600 - 1800 gram.

  • Chiều dài xương đùi: Khoảng 61 mm.

  • Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi: Xấp xỉ 81 mm.

  • Chiều dài xương mũi: Xấp xỉ 10,1 mm.

Ngoài ra, từ tuần 32, cân nặng của bé sẽ tăng từ 230 gam lên 250 gram mỗi tuần. Cân nặng và chiều dài của thai nhi thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn một chút nên khi bạn đi khám mà thấy thai nhi chênh lệch so với chuẩn thì cũng không cần quá lo lắng.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-2
Mang thai là cột mốc quan trọng của mẹ

Thai nhi tuần thứ 32 phát triển như nào?

Bên cạnh việc thắc mắc thai 32 tuần nặng bao nhiêu thì những thay đổi và sự phát triển của thai nhi giai đoạn này cũng được các mẹ hết sức quan tâm. Vậy thai nhi tuần thứ 32 phát triển như thế nào?

  • Những thay đổi ở cơ quan sinh sản: Những thay đổi ở vị trí của các cơ quan sinh sản của thai nhi là rất quan trọng trong giai đoạn này. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu về đúng vị trí. Tương tự với các bé gái. Trong giai đoạn này, hormone thai kỳ có thể gây sưng ở bìu ở bé trai và âm hộ ở bé gái, nhưng điều này không đáng lo ngại vì nó chỉ là tạm thời và sẽ biến mất sau vài tuần.

  • Vị trí của thai nhi: Một trong những điều mà các bà mẹ quan tâm nhất đó là liệu thai nhi ở tuần thứ 32 đã quay đầu hay chưa? Từ tuần 34 đến 38, em bé của bạn sẽ phát triển nhanh chóng, cân nặng tăng từ 230 đến 250 gram mỗi tuần. Đồng thời, không gian bên trong túi thai sẽ trở nên chật chội gây khó chịu cho em bé. Kết quả là thai nhi sẽ có xu hướng cuộn tròn người, đầu chúi xuống, mông sẽ quay lên trên về phía đáy tử cung.

  • Phản xạ giật mình: Giai đoạn này các giác quan của bé đã phát triển vượt bậc, bé đã có thể nghe được âm thanh của thế giới bên ngoài. Khi có tiếng động lớn bên ngoài, trẻ sẽ hình thành phản xạ giật mình, đột ngột vung chân, tay ra khỏi cơ thể sau đó co lại ngay lập tức.

  • Nhiệt độ cơ thể: Trong giai đoạn này, cơ thể bé tăng cường sản xuất enzyme, protein, giúp giữ ấm cho bé sau khi ra khỏi bụng mẹ.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-3
Ở tuần thứ 32 thai nhi đã bắt đầu xuất hiện các phản xạ giật mình

Thay đổi cơ thể mẹ tuần thứ 32

Không chỉ sự thay đổi của thai nhi khi bước sang tuần thai thứ 32 mà cơ thể và cảm xúc của mẹ bầu cũng trải qua những thay đổi rõ rệt trong giai đoạn này.

Những thay đổi về cơ thể

Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở và đau bụng do sự phát triển nhanh chóng của em bé trong giai đoạn này gây áp lực lên cơ hoành và phổi.

Lúc này, em bé sẽ nằm trên dạ dày của mẹ bầu, khiến mẹ dễ bị ợ chua, khó tiêu và trào ngược axit. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng khó chịu do ăn quá no.

Giai đoạn này, chân của mẹ bầu sẽ bị phù nề, sưng nên các mẹ chú ý kê cao chân để giảm tình trạng này. Thân nhiệt của mẹ sẽ cao hơn bình thường vài độ nên mẹ thường cảm thấy nóng hơn mọi người xung quanh.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-4
Mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống khi mang thai ở tuần thứ 32

Những thay đổi về mặt cảm xúc

Những thay đổi cảm xúc của bà bầu giai đoạn này rất đáng được quan tâm. Trong những tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ thường cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Vừa hồi hộp vừa vui mừng vì sắp được gặp thiên thần nhỏ của mình nhưng cũng lo lắng cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Bà bầu giai đoạn này nhạy cảm hơn nên chia sẻ với mọi người để giảm bớt căng thẳng, lo lắng mà không ảnh hưởng đến em bé.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-5
Ở tuần thứ 32 mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc

Thực đơn cho bà bầu tuần thứ 32

Nếu mẹ đã biết thai 32 tuần nặng bao nhiêu thì cần tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng trong thời gian này. Cụ thể:

  • Thực phẩm giàu sắt: Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như súp lơ xanh, thịt đỏ, các loại đậu, rau chân vịt, gan lợn… Vì sắt rất quan trọng trong giai đoạn này và giúp tăng lượng máu lên khoảng 50%. Mẹ bầu đừng quên bổ sung viên sắt, axit folic và canxi nhé.

  • Bổ sung vitamin tổng hợp: Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, ,ek nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Bổ sung canxi: Giai đoạn này móng, răng, tóc và xương của thai nhi đã được hình thành nhưng còn rất mỏng manh. Vì vậy, mẹ cũng cần bổ sung canxi hàng ngày thông qua các thực phẩm như sữa; sữa chua; phô mai; rau lá xanh và ngũ cốc.

  • Cân bằng trong ăn uống: Quan trọng nhất, mẹ nên có một chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất.

  • Hạn chế đồ ăn: Mẹ cần hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ cay, đồ uống chứa chất kích thích để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-8
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu canxi ở tuần thứ 32 của thai kỳ

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 32

Một số triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 32, cụ thể:

  • Đau bụng, cảm giác đầy tức vùng bụng trước.

  • Khí hư bất thường: Có máu, dịch lỏng có thể là nước ối.

  • Mẹ bầu cảm nhận có từ 6 cơn co thắt trong khoảng 60 phút, mỗi cơn dài khoảng 30-45 giây thì cần liên hệ ngay với bác sĩ và nhanh chóng đến bệnh viện. Đặc biệt khi bị chảy máu âm đạo và đau bụng thì nguy trẻ sinh non là rất cao.

Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó thở… cũng là dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-9
Ở tuần thứ 32 mẹ bầu cần chú ý những thay đổi của cơ thể

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu và các thông tin liên quan. Hy vọng bài chia sẻ này có thể mang đến cho các bạn những kiến ​​thức bổ ích trong hành trình làm cha mẹ sắp tới . Chúc mẹ và bé yêu khỏe mạnh!

Câu hỏi thường gặp

Thai 32 tuần là mấy tháng?
Ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8) của thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển về thị giác; hình thành các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc; và tăng nhanh về trọng lượng cơ thể.
Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?
Các chuyên gia cho biết, thai nhi quay đầu vào khoảng 32 - 36 tuần tuổi là lý tưởng nhất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, thai nhi quay đầu sớm từ những tuần thai thứ 28 hoặc gần đến khi chuyển dạ, thai mới có dấu hiệu thay đổi tư thế.
Dấu hiệu thai quay đầu?

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu:

  • Ấn nhẹ tay vào vùng xung quanh xương mu. Khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn thì đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo, tạo một áp lực trực tiếp đến tử cung để tử cung mở chuẩn bị sinh.
  • Lắng nghe nhịp tim. Nếu tiếng nhịp tim có phát ra ở vùng bụng dưới, khả năng cao thai nhi đã quay đầu hoàn toàn.
  • Cảm nhận sự thay đổi trong từng cử động thai.
  • Siêu âm.
Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?
Theo chuyên gia, sau khi quay đầu khoảng 11-12 tuần em bé sẽ được chào đời nếu như con chuyển ngôi thuận ở tuần 28.
Dấu hiệu sinh non tuần 32?
Một vài dấu hiệu dọa sinh non mẹ có thể phát hiện sớm kể từ khi thai được 32 tuần trở đi để có sự chăm sóc và theo dõi từ bác sĩ: Đau bụng từng cơn, cảm giác căng và nặng bụng dưới, đồng thời kèm theo cơn đau lưng. Ra dịch âm đạo có màu hồng và nhầy. Tử cung co thắt liên tục, tần suất 2 đến 3 lần mỗi phút.
Cùng chuyên mục