Thứ ba, 25/02/2025
logo
Tiêu điểm

Sinh động những tiết học “số hóa”

Thanh Bình Thứ hai, 24/02/2025, 11:07 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học giúp giáo viên ngày càng nâng cao tay nghề, học sinh được trải nghiệm những tiết học sinh động.

Những thiết bị điện dễ bị hư hỏng trong thời tiết nồm ẩm

5 đầu số điện thoại lừa đảo tự xưng cơ quan nhà nước

Dự báo thời tiết ngày 24/2: Bắc Bộ rét đậm; Trung Bộ mưa lớn

Đầu tư cho tương lai

Sáng 24/2, Trường THCS Phú Hữu, TP Thủ Đức tổ chức tập huấn phòng ngừa đuối nước cho học sinh. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa vốn diễn ra thường xuyên, nhưng điểm khác biệt lần này chính là học sinh được theo dõi hình ảnh, video clip minh họa qua màn hình tivi 150 inch, kết hợp tương tác với giáo viên phụ trách.

Vừa xem xong những hình ảnh về “dòng chảy xa bờ”, em Nguyễn Ngọc Hà, học khối lớp 9, tâm sự: “Buổi sinh hoạt có các video ví dụ trực quan sinh động giúp em hiểu hơn về khái niệm dòng chảy xa bờ và sự nguy hiểm của nó. Sau này, mỗi khi được đi tắm biển em sẽ chú ý quan sát để nhận biết dấu hiệu đó”.

anh-5-giao-vien-truong-thcs-phu-huu-tp-thu-duc-thuc-hanh-mau-ve-thao-tac-ho-hap-nhan-tao-cho-hoc-sinh-sang-24-2-1102
Trường tiểu học Phong Phú, TP Thủ Đức tích cực trình chiếu hình ảnh, trong hoạt động giảng dạy.

Từ những hình ảnh, clip trực quan sinh động, tác dụng của “công nghệ số” trong giáo dục kỹ năng sống nhanh chóng được khẳng định. Học sinh tiếp thu buổi học một cách hào hứng. Hình ảnh người thật việc thật giúp các em dễ hiểu, nhớ lâu, biết cách phòng tránh cho bản thân và gia đình.

Biện pháp xử lý tình huống, trong trường hợp phát hiện người có dấu hiệu đuối nước, cũng được các em sôi nổi hiến kế: không mạo hiểm nhảy xuống cứu dù có biết bơi; cần tri hô, kêu cứu, tìm người lớn hỗ trợ; sử dụng các đồ vật sẵn có như đoạn cây dài, sợi dây, can nhựa để giúp nạn nhân thoát hiểm.

Chia sẻ về ý nghĩa của chương trình này, cô Nguyễn Ngọc Thảo - hiệu trưởng Trường THCS Phú Hữu cho biết: “Những hình ảnh, video trực quan giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu hơn. Nếu chỉ nói qua lý thuyết, thì rất khó để học sinh hình dung những gì thầy cô đang chia sẻ".

Được biết, dù chỉ có hơn 700 học sinh, nhưng Trường THCS Phú Hữu vẫn cố gắng đầu tư trang bị tivi kích thước lớn, phục vụ cho các buổi học kỹ năng sống. Đội ngũ giáo viên luôn nghiên cứu, cập nhật và cải tiến phương pháp truyền đạt. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa.

Hình thức phong phú, nội dung sâu sắc

Trước đó vài ngày, Trường THCS Lương Định Của đã tập huấn cho gần 2.000 học sinh, phương pháp hô hấp nhân tạo đối với người bị đuối nước, kết hợp giữa nghe - nhìn. Sau khi được xem nhiều lần hướng dẫn trên màn hình Led, cùng với thao tác trực tiếp của thầy cô, các em đều tỏ ra khá thành thạo trong phần thực hành. 

205ef687796293bde5e2255241c71445-1102
Học sinh TP HCM trải nghiệm điều khiển robot trong một buổi sinh hoạt.

Còn tại Trường THCS Long Trường, với nội dung phòng ngừa tai nạn, thương tích, các giáo viên đã trình chiếu hình ảnh chiếc ô tô rơi xuống nước. Qua đó, phổ biến cho hơn 1.300 học sinh cách thức thoát nạn trong hoàn cảnh này.

Những động tác cần thiết đã được các em ghi nhớ, như giữ bình tĩnh, tháo dây an toàn, di chuyển từ ghế trước ra ghế sau, dùng búa thoát hiểm hoặc vật cứng đập vỡ kính, trước khi thoát ra ngoài cần hít hơi thật sâu, ưu tiên cho người biết bơi ra ngoài trước.

Thời gian qua, TP HCM đã triển khai ứng dụng Công dân số, các trường học cũng khuyến khích phụ huynh tải app để thuận lợi trong tương tác. Hình ảnh và không khí sinh động về các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được nhà trường đăng tải trên trang web. Điều này giúp thắt chặt sợi dây liên lạc giữa gia đình - nhà trường - xã hội

Cô Nguyễn Thị Hồng An - hiệu trưởng Trường THCS Hiệp Phú bộc bạch: “Chúng tôi tận dụng các nhóm (group) Zalo để làm kênh thông tin hai chiều với các phụ huynh. Không chỉ những thông báo của nhà trường, ngay cả các tin bài liên quan đến lĩnh vực giáo dục được báo chí đăng tải, chúng tôi cũng kịp thời chia sẻ đến các bậc cha mẹ”.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ, cô Trần Thị Trúc Mai - Trường THCS Trần Quốc Toản, cũng vừa hoàn thành “bài giảng số”, môn giáo dục công dân. Nữ giáo viên này đã thiết kế bằng e-learning, trên nền LMS giúp cho giáo án sinh động hơn, người dạy càng có thêm động lực, đam mê còn người học cảm thấy phấn chấn và thú vị.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục