Chủ nhật, 10/11/2024, 15:41 (GMT+7)

Phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu được bán trên Facebook

Nhiều cửa hàng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá có giả mạo nhãn hiệu trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Ninh Thuận vừa bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) phát hiện, xử phạt.

Từ ngày 16/10/2024 đến ngày 31/10/2024, Đội QLTT số 1 Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định xử phạt đối với 05 cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá có giả mạo nhãn hiệu trên các trang facebook cá nhân.

Theo đó, thực hiện Công văn số 252/QLTTNT-NVTH ngày 16/10/2024 của Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận về việc kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử, Đội QLTT số 1 đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra xử lý các đối tượng vi phạm.

z6004448958621_17a9fb3c98
Đội QLTT số 1 Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đang kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Đội QLTT số 1 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 19,4 triệu đồng, đồng thời, tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.

Ngoài công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, Đội QLTT số 1 kết hợp tuyên truyền, ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh trên, yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, không kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tuân thủ các quy định về kinh doanh hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức cố tình bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc và sản phẩm chưa được qua kiểm duyệt.

z6004448578172_72efd5619e
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận về việc kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là:

"Hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật".

Việc bán hàng online không rõ nguồn gốc có thể mang lại rủi ro cho người mua về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người tiêu dùng.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc, không chứng minh được nguồn gốc, chứng từ của hàng hóa thì sẽ bị phạt từ 300.000 đồng - 50 triệu đồng đối với cá nhân và 600.000 đồng - 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Phạt gấp đôi mức phạt từ mục 01 - 11 khi sản phẩm là:

Thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm.

Thuốc, thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế.

Hóa chất, chất tẩy rửa, chế phẩm diệt côn trùng, chế phẩm diệt khuẩn trong môi trường y tế.

Sản phẩm xử lý môi trường khi nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng cây trồng vật nuôi, thủy sản…

Hàng hóa thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Cùng chuyên mục