"Người vợ cuối cùng" của Victor Vũ tái hiện vẻ đẹp trang phục 3 miền
PV (TH)•25/10/2023 05:40
Mượn bối cảnh thời phong kiến để vẽ nên câu chuyện giả tưởng về tình yêu và nỗi đau của người phụ nữ, bộ phim "Người vợ cuối cùng" của Victor Vũ đã mang đến những hình ảnh tiệm cận nhất về xã hội xưa, ngay cả trong việc lựa chọn trang phục.
Được biết, trang phục của các diễn viên trong "Người vợ cuối cùng" của Victor Vũ đều được sáng tạo dựa trên nét đẹp trong trang phục ba miền.
Chia sẻ về vấn đề này, diễn viên kiêm nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp cho biết, toàn bộ những bộ cổ phục đều được đoàn phim may đo riêng cho từng diễn viên. Không chỉ chú trọng trang phục của nhóm diễn viên cốt cán, trang phục của các diễn viên quần chúng cũng được nhà làm phim chăm chút tỉ mỉ. Hàng trăm diễn viên là hàng trăm bộ đồ, hàng nghìn mét vải. (Ảnh: NSX)Sự cầu toàn trong từng chi tiết còn đến từ giám đốc mỹ thuật Ghia Ci Fam của phim. Theo đó, một bộ trang phục thời xưa thường có từ 3 đến 4 lớp, và dù cho những lớp bên trong không được nhìn thấy đi chăng nữa thì Ghia Ci Fam vẫn yêu cầu diễn viên mặc đầy đủ để cảm nhận được hết giá trị mà bộ quần áo này mang đến. Qua đó mang đến những hình ảnh tiệm cận thực tế nhất khi so với hình ảnh tư liệu. (Ảnh: NSX)Sự sáng tạo này được đặt trong khuôn khổ đề cao nét đẹp truyền thống của cả ba miền (tóc búi bánh lái hoặc tóc vắn, áo ngũ thân tay chẽn hoặc tay thụng, chuỗi hạt đeo cổ, kiềng cổ,...), song cũng đồng thời thể hiện được cá tính điện ảnh của từng nhân vật. (Ảnh: NSX)Cụ thể, khi nhìn vào phục sức của người vợ cả (NSƯT Kim Oanh đóng vai), đạo diễn Victor Vũ chọn tông màu nóng, thường là đỏ hoặc nâu đậm trên nền vải đơn giản, kiệm hoa văn. Điều này thể hiện cá tính nghiêm khắc và có phần nóng nảy của nhân vật khi đây là "nữ chủ" của gia đình, suốt ngày phải bận tâm lo liệu việc trong việc ngoài hơn là dành thời gian điệu đà váy áo. (Ảnh: NSX)Nhân vật mợ Hai (Đinh Ngọc Diệp đóng) được thiết kế cho những bộ trang phục mang nhiều tông màu nóng lạnh xen lẫn như xanh, hồng… nhưng không quá đậm, tạo cảm giác dễ chịu. Trên thân vải có nhiều hoa văn cầu kỳ, trang sức đi kèm như nhẫn, trâm, vòng tay đa dạng và lộng lẫy. Điều này thể hiện cá tính thẳng thắn, vô tư, có thể nói đây là nhân vật đại diện cho tính trào phúng để cân bằng lại không khí ngột ngạt trong phim. (Ảnh: NSX)Nhân vật chính Diệu Linh (Kaity Nguyễn đóng) chủ yếu chỉ diện trang phục màu nhã nhặn, từ áo ngũ thân đến chiếc trâm cài, đôi bông tai. Khi đặt cô đứng gần hai người vợ trước, sự chênh lệch về màu sắc này sẽ tạo cảm giác đây là một người vợ lẽ nhạt nhòa, xuất thân thấp kém, luôn mang tâm trạng trầm buồn và u uất. (Ảnh: NSX)Một khía cạnh quan trọng khác cần nhắc đến là việc phục dựng bối cảnh xưa trong "Người vợ cuối cùng". Đạo diễn Victor Vũ và ekip đã cho thấy sự kỳ công trong việc tái hiện những hình ảnh ở miền Bắc thời xưa như mái đình, phủ quan, mâm cỗ, chợ quê… (Ảnh: NSX)"Người vợ cuối cùng" vì vậy đã trở thành một bộ phim mang linh hồn và dấu ấn văn hóa độc đáo của Việt Nam. (Ảnh: NSX)Không chỉ xoay quanh câu chuyện tình yêu đau khổ giữa Linh và Nhân, bộ phim "Người Vợ Cuối Cùng" còn mượn bối cảnh phong kiến để tái hiện sự chênh lệch địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. Những người ở địa vị thấp không có tiếng nói và luôn luôn bị những kẻ quyền thế ức hiếp chà đạp. Linh và gia đình của Linh cũng chính là nạn nhân của cường quyền. (Ảnh: NSX)Bộ phim "Người vợ cuối cùng" của đạo diễn Victor Vũ sẽ khởi chiếu tại rạp từ 3/11 tới đây. (Ảnh: NSX)
Không cần phải đợi có trong tay vài chục triệu, nhiều mẹ bỉm ngày nay đã bắt đầu gửi tiết kiệm online, tích lũy lãi kép từ những khoản tiền nhỏ, biến từng 50.000 - 100.000 đồng thành bước đệm vững chắc cho tài chính gia đình và tương lai con trẻ.
Đó là trường hợp chị N.T.H (ngụ tại TP.HCM), tin theo quảng cáo chị đã mua thuốc nhỏ mắt được giới thiệu có công dụng làm giảm độ cận thị nên đã mua về sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng liên tục, chị không nhận thấy bất kỳ hiệu quả hay cải thiện nào về tình trạng cận thị, thậm chí thị lực còn suy giảm, mắt mờ và có cảm giác đau nhức nhiều hơn.
Ngày 10/07/2025, Báo Pháp luật TP.HCM đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin gây hại cho doanh nghiệp”, có sự tham dự của các cơ quan quản lý, ban ngành, nhà thuốc Long Châu cùng nhiều doanh nghiệp khác. Chương trình giúp tìm kiếm những giải pháp thực tiễn, mạnh mẽ nhằm ngăn chặn các vấn nạn đang bào mòn sức khỏe người tiêu dùng và sự sống còn của doanh nghiệp chân chính.
Lương 7 triệu/tháng ở TP.HCM nghe có vẻ bất khả thi, nhưng chỉ cần quản lý tốt dòng tiền và bắt đầu đầu tư sớm, người trẻ hoàn toàn có thể sống ổn và tích lũy cho tương lai.
Không cần đợi "dư dả" mới bắt đầu, nhiều mẹ bỉm hiện nay đã biết cách để từng 100.000 đồng nhàn rỗi mỗi tuần trở thành hạt mầm tài chính, tích lũy cho tương lai con, vừa an tâm vừa tạo thói quen độc lập tài chính cho chính mình.
Tuổi dậy thì – giai đoạn cần được chú trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, cha mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để trẻ phát triển được toàn diện.
Điểm xếp hạng các cơ sở được Sở Y tế TP.HCM công bố tại hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025, ngày 9/7. Qua kiểm tra chất lượng 165 bệnh viện trên địa bàn, công bố 10 bệnh viện điểm cao nhất và 10 đơn vị điểm thấp nhất.
Không phải vì lương thấp mà ví luôn trống. Với nhiều phụ nữ, lý do khiến tiền “bốc hơi” mỗi tháng lại nằm ở những sai lầm tài chính tưởng chừng vô hại nhưng lại lặp đi lặp lại suốt nhiều năm.
UBND TP HCM vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh dưỡng Dược Loha (Công ty Loha), trụ sở tại 363/38/26D Đất Mới, KP.5, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân (cũ) vì có vi phạm về nhãn hàng hóa, với tổng số tiền là 93,936 triệu đồng.
Trong giai đoạn đầu đời của con, cha mẹ đứng trước vô số lựa chọn: ghế ăn dặm, xe đẩy, địu – sản phẩm nào thực sự cần thiết, sản phẩm nào chỉ "để ngắm"? Việc xác định ưu tiên khi mua sắm cho bé không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn bảo đảm an toàn và tiện lợi cho cả mẹ và bé.