Thứ năm, 17/08/2023, 08:38 (GMT+7)

Mảnh ghép còn thiếu trong tham vọng thương mại điện tử của TikTok

Minh Sơn (Theo Tiếp thị & Gia đình)

TikTok Shop đang tăng trưởng thần tốc song sàn thương mại điện tử còn thiếu một mảnh ghép quan trọng: Năng lực logistics tự thân.

TikTok Shop đang nổi lên như một thế lực không thể cản phá trong cuộc chơi thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á. TikTok ghi nhận tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trong năm 2022 lên tới 4,4 tỷ USD, tăng trưởng 363% so với cùng kỳ năm trước đó.

Con số này có thể chỉ bằng một phần nhỏ so với GMV lên tới 47,9 tỷ USD mà Shopee đã đạt được trong cùng năm, nhưng mục tiêu của TikTok ở mảng TMĐT sẽ còn tiếp tục mở rộng.

Tiktok-shop-seller-center-thumb
(Ảnh: WSJ).

Dù vậy, vì là một “tay chơi” mới gia nhập thị trường trong chỉ 2 năm, TikTok Shop vẫn còn thiếu năng lực logistics mà đối thủ đã xây dựng được.

Shopee, Lazada và Tokopedia đều đã xây dựng được hạ tầng logistics để xử lý hàng hóa hoặc giao hàng dặm cuối. Bằng cách này, họ có thể giảm thiểu được chi phí vận hành khi không phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty logistics bên thứ ba (third-party logistics hay 3PL).

Sở hữu năng lực logistics riêng còn giúp các công ty TMĐT có thể kiểm soát được trải nghiệm giao hàng, đồng thời giải quyết các vấn đề hoàn hàng và các vấn đề khác liên quan đến giao hàng dễ dàng hơn.

Hiện tại, TikTok Shop đang phụ thuộc vào các công ty logistics giao hàng bên thứ ba như J&T Express và Ninja Van. Dù vậy, việc đạt được các mức độ sở hữu cao hơn trong chuỗi cung ứng có thể đóng một vai trò quan trọng trong tham vọng phát triển của TikTok Shop. Năm nay, TikTok đạt mục tiêu đạt doanh số lên tới 20 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á.

Cách tiếp cận trung hòa

Lazada là công ty tiên phong mảng logistics TMĐT ở Đông Nam Á khi triển khai vào năm 2015. Shopee theo sau đó vào năm 2019 với Shopee Xpress.

Sàn TMĐT Indonesia Tokopedia và Blibli cũng thực hiện những khoản đầu tư lớn vào logistics. Trong đó, Tokopedia đã thâu tóm công ty logistics Swift để vận hành dịch vụ xử lý hàng hóa và giao hàng chặng cuối Dilayani Tokopedia.

Trong khi đó, Blibli đang xây dựng một nhà kho rộng 10 héc-ta ở Bekasi. Đây là nhà kho có quy mô lớn nhất của sàn TMĐT này. Đến nay, Blibli đã có 16 nhà kho và 33 trung tâm xử lý hàng hóa tại Indonesia.

“Bất kỳ một sàn TMĐT nào muốn cạnh tranh nghiêm túc đều cần có các năng lực logistics tự thân”, Roshan Raj, một đối tác tại Redseer Strategy Consultants nói với Tech in Asia, Ông nói thêm rằng tỷ lệ dịch vụ tự thân và dịch vụ của các bên thứ 3 có thể dao động theo “ưu tiên kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn và các biến số khác”.

Ông Raj nhận định thêm rằng để đạt được độ phủ rộng hơn và duy trì đà tăng trưởng GMV, TikTok Shop có thể phát triển đội ngũ logistics của riêng mình, thâu tóm hoặc sáp nhập với các công ty hiện đã có các tài sản này.

Cùng chuyên mục