Thứ bảy, 22/04/2023, 07:52 (GMT+7)

Hội thảo khoa học Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023

Đình Vương, Bích Lộc (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Sáng ngày 21/4, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia.

Theo thông lệ hàng năm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023, đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022 của Trường. Chủ đề của Hội thảo cũng như của ấn phẩm thường niên năm nay là “ Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản”.

342032310_816009100116691_3912741196575255517_n
Hội thảo khoa học quốc gia kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vongj năm 2023. (Ảnh: Bích Lộc)

Hội thảo có sự tham gia trình bày và thảo luận của đồng chủ biên Ấn phẩm: GS.TS Phạm Hồng Chương và GS.TS Tô Trung Thành - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các diễn giả như TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường; ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính; GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội và Đà Nẵng; ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Phân tích, FiinRating; PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo - Trưởng khoa BĐS&KTTN, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

341531634_798801731767014_8518302297375716384_n
Các đại biểu tham gia hội thảo khoa học. (Ảnh: Bích Lộc)

Ngoài ra, hội thảo cũng có sự tham dự của gần 300 nhà khoa học đến từ các tổ chức quốc tế ; các cơ quan trung ương; các chuyên gia kinh tế; đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí. Hội thảo tổng kết toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2022 (thành tựu và những tồn tại, đánh giá nguyên nhân, phân tích cơ hội và thách thức), từ đó đề xuất phương hướng, khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo. Hội thảo cũng đánh giá thực trạng thị trường BĐS, cảnh báo những nguy cơ bất ổn của thị trường BĐS, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định và phát triển thị trường BĐS, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

Hội thảo tổng kết toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2022 (thành tựu và những tồn tại, đánh giá nguyên nhân, phân tích cơ hội và thách thức), từ đó đề xuất phương hướng, khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo. Hội thảo cũng đánh giá thực trạng thị trường bất động sản, cảnh báo những nguy cơ bất ổn của thị trường bất động sản, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định và phát triển thị trường bất động sản, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

341857283_935785494506595_2989089103143783541_n
GS.TS Phạm Hồng Chương phát biểu tại buổi hội thảo. (Ảnh: Bích Lộc)

Các nội dung sẽ tập trung vào làm rõ bối cảnh quốc tế và những tác động của thế giới đến kinh tế Việt Nam năm 2022; Đánh giá diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2022 thông qua các khu vực chính của nền kinh tế (khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ, khu vực tài chính ngân sách); thành tựu và những hạn chế, đánh giá nguyên nhân của những hạn chế; Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản trên các khía cạnh khác nhau, chỉ ra những nguy cơ bất ổn trên thị trường bất động sản, phân tích nguyên nhân của các bất ổn.

Phân tích những cơ hội và thách thức trong năm 2023; đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023; từ đó khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo; Đề xuất các khuyến nghị chính sách và hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm ổn định và phát triển thị trường bất động sản, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

341700236_1865851377130630_6967728038959810737_n
Quang cảnh buổi hội thảo. (Ảnh: Bích Lộc)

Theo nhận định của nhóm chuyên gia kinh tế trong Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam 2022: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản", thách thức với thị trường bất động sản đang hiện hữu khi các doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khăn về vốn, thanh khoản và tính pháp lý của các dự án. Nếu giải quyết tốt các vấn đề của thị trường bất động sản sẽ có tác động tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Theo đó, năm 2022 là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, thách thức. Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể năm 2022 cũng tăng khoảng 38,7% so cùng kỳ năm 2021. 

Quy mô doanh thu bình quân của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giảm mạnh, trong khi tổng tài sản bình quân tăng mạnh, chủ yếu do tăng nợ. Cùng với sự suy giảm mạnh của doanh thu trong khi nợ gia tăng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp bất động sản đã sụt giảm mạnh trong 5 năm qua.

Cùng chuyên mục