Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Liệu có dễ xin việc không? Đây chắc hẳn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đang có ý định lựa chọn nghề nghiệp. Công nghệ thực phẩm là một ngành hot được nhiều người lựa chọn theo học. Khả năng ứng dụng đa dạng và mức thu nhập khá hấp dẫn.
Để biết rõ hơn việc học công nghệ thực phẩm ra làm gì?, bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tiếp thị và Gia đình nhé!
Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Công nghệ thực phẩm là ngành học liên quan đến lĩnh vực bảo quản thực phẩm và chế biến nông sản, có tên tiếng anh là Food Technology.
Những hoạt động chủ yếu của ngành công nghệ thực phẩm bao gồm: nghiên cứu nguyên liệu mới, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu người dân; kiểm tra và đánh giá chất lượng chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khỏe; vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm – bảo quản…
Ngành công nghệ thực phẩm bao gồm những nghề kỹ thuật chính:
-
Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt như thịt hộp, thịt khô, thịt đông lạnh….
-
Công nghệ sản xuất sữa và chế biến sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa bột…
-
Công nghệ sản xuất rượu bia, sản xuất nước giải khát.
-
Công nghệ bảo quản và chế biến thủy hải sản.
-
Công nghệ sản xuất bánh kẹo và các thực phẩm ăn liền.
-
Công nghệ bảo quản hoa quả.
Một số chuyên ngành tiêu biểu của ngành công nghệ thực phẩm: Dinh dưỡng, hóa sinh học thực phẩm, vi sinh học thực phẩm, phân tích thực phẩm, an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, công nghệ chế biến, phát triển sản phẩm…
Tiềm năng của ngành Công nghệ thực phẩm hiện nay
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Công nghệ thực phẩm hiện nay là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Do đó nhu cầu tiêu dùng đối với các thực phẩm chế biến ngày càng phong phú.
Song song với đó, những yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe. Với tỷ lệ 35% trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống cao.
Trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035, công nghệ thực phẩm là một trong những nhóm ngành công nghiệp được Chính phủ lựa chọn ưu tiên phát triển. Rất nhiều lĩnh vực của công nghệ thực phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh và mở rộng quy mô như nước giải khát, rượu, bia, các sản phẩm từ sữa và tinh bột…
Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú với nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, rau quả. Môi trường kinh doanh thuận lợi với nhiều chính sách đãi ngộ của Chính phủ đang tạo cơ hội mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm. Việt Nam sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) cũng đã được thông qua vào tháng 2/2020. Đây cũng là tiền đề mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào thị trường tiềm năng của nước ngoài.
Công nghệ thực phẩm đang ngày càng lớn mạnh về cả quy mô và chất lượng. Tuy nhiên hiện nay, ngành này đang thiếu rất nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn vào, tay nghề vững vàng. Nếu nghiêm túc học tập và nghiên cứu, cơ hội phát triển và thăng tiến sự nghiệp của bạn trong tương lai là rất lớn.
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm với nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Cụ thể:
-
Việc làm quản lý chất lượng: Nhân viên kiểm định chất lượng (QA) tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng; Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC); nhân viên QA/QC, nhân viên QA hệ thống.
-
Chuyên viên nghiên cứu nâng cao chất lượng và cải thiện kỹ thuật chế biến (R&D) ở các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
-
Kỹ sư công nghệ thực phẩm.
-
Chuyên gia dinh dưỡng.
-
Kỹ thuật viên sản xuất.
-
Trình dược viên, nhân viên phòng thí nghiệm: chuyên ngành nghiên cứu và phát triển sản xuất thuốc.
-
Nhân viên bộ phận thu mua.
-
Nhân viên vận hành máy, phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm.
-
Giám sát viên sản xuất.
-
Nghiên cứu viên tại các trung tâm, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.
Các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam
Ngành công nghệ thực phẩm hiện tại đang khan hiếm khá nhiều nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận định được tầm quan trọng đó, hiện tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã đưa vào giảng dạy chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
Mỗi trường sẽ có những yêu cầu đầu vào và chất lượng thí sinh cũng như chất lượng giảng dạy khác nhau. Thí sinh sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn vào các ngôi trường phù hợp với bản thân mình hơn. Các bạn cùng tham khảo một số gợi ý về các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm dưới đây:
Trường đào tạo công nghệ thực phẩm tại khu vực miền Bắc:
1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
3. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
4. Đại học Sao Đỏ.
5. Đại học công nghệ Đông Á.
6. Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Trường đào tạo công nghệ thực phẩm tại khu vực miền trung:
1. Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
2. Đại học Nông lâm - Đại học Huế.
Trường đào tạo công nghệ thực phẩm tại khu vực miền nam:
1.Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
2. Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
3. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
4. Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
5. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
6. Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
7. Đại học Cần Thơ.
8. Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
9. Đại học Hoa Sen.
10. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
11. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
Xin việc ngành công nghệ thực phẩm ở đâu?
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Ở đâu? Cơ hội làm việc của ngành công nghệ thực phẩm rất đa dạng. Các bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống trong nước như Trung Nguyên, Tân Hiệp Phát, Sài Gòn Food, Vissan, TH True Milk, Vinamilk, Kinh Đô, Hữu Nghị Food, Vinacafe, Masan,…
Nếu có thêm năng lực ngoại ngữ, Tại trụ sở Việt Nam, bạn cũng có thể ứng tuyển vào các công ty liên doanh nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia như Pepsico, Coca-cola, Heineken, Nestle, Ajinomoto, Zagro, Sabeco, Abbott…
Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc tại các đơn vị, phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Công thương và trung tâm y tế và y tế dự phòng, các trung tâm dinh dưỡng.
Cơ hội làm việc của ngành công nghệ thực phẩm luôn rộng mở chào đón các cử nhân tương lai. Bạn cần tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề để có thể tìm kiếm được môi trường làm việc như mong ước.
Mức lương ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm đang ngày càng phát triển như vậy, liệu thu nhập có cao không? Thu nhập sau khi đi làm của ngành công nghệ thực phẩm cũng là vấn đề rất được quan tâm. Không có một giới hạn cụ thể cho mức lương khi bạn làm việc trong ngành này, tùy thuộc vào khả năng chuyên môn, khả năng phát triển của bạn, vị trí làm việc, môi trường làm việc và số năm kinh nghiệm của bạn.
Trung bình khởi điểm của nhân viên ngành công nghệ thực phẩm lúc mới ra trường không yêu cầu tay nghề cao là 6-7 triệu đồng. Ở vị trí này, bạn sẽ chỉ cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản để tích lũy, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Sau khi tích lũy đủ số năm kinh nghiệm từ 3-5 năm, mức lương giao động của bạn khoảng tầm 10 triệu đồng. Ngoài ra, tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát với mức lương một tháng từ 50 đến 70 triệu đồng. Do đó, bạn cần không ngừng nỗ lực học tập và tích lũy chuyên môn ngay cả khi đã đi làm để có được thu nhập cao.
Trong bài viết trên đây, Tiếp thị và Gia đình đã chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết về việc Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có được những nhận định đúng đắn hơn về ngành công nghệ thực phẩm cũng như đưa ra được những định hướng cho nghề nghiệp tương lai.