Những điểm dâng hương ở Hà Nội dịp đầu năm mới
Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt mỗi độ Tết đến, xuân về. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể ghé thăm các ngôi chùa dưới đây dịp năm mới này.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc được biết đến là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất kinh kỳ. Vào dịp tết, người dân Hà Nội thường đến đây để du xuân, cầu may mắn, bình an và sức khỏe cho năm mới. Cùng với ý nghĩa tâm linh, hành hương về chùa Trấn Quốc với nhiều người còn là dịp để tìm về nét bình yên, tĩnh lặng khác với ngày thường khi dạo quanh hồ Tây, hồ Trúc Bạch.
Ngôi chùa từng được chuyên trang du lịch nổi tiếng ở Anh - Wanderlust bình chọn là một trong mười ngôi chùa có cảnh đẹp thế giới với phong cảnh hữu tình, thu hút các Phật Tử và du khách thập phương.
Chùa Quán Sứ
Đây cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại đất Hà Thành, thu hút nhiều người lui tới cầu sức khỏe, may mắn và hạnh phúc vào mỗi dịp lễ tết. Ngoài các nghi thức tâm linh, sức hút của chùa Quán Sứ còn nằm ở giá trị lịch sử và văn hóa.
Theo đó, đến chùa vào dịp Tết này, người dân và du khách có thể tham gia nhiều các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa sư tử và các trò chơi dân gian khác, tạo nên một bầu không khí du xuân vô cùng sôi động và vui tươi dịp đầu năm.
Phủ Tây Hồ
Đầu xuân đi lễ phủ Tây Hồ dường như đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Hà Nội. Đến phủ Tây Hồ không chỉ để cầu bình an, cầu tài lộc... mà còn để tìm chút không khí khoáng đạt, chút thong dong hòa mình vào thiên nhiên.
Dịp này, du khách thập phương cũng nô nức đổ về phủ Tây Hồ để dâng hương, đặc biệt trong 3 ngày Tết và kéo dài đến hết rằm tháng Giêng. Do đó, bạn cần sắp sắp xếp thời gian phù hợp trước khi ghé thăm, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy.
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến chiêm bái đầu năm của người dân Hà thành và du khách mỗi độ tết đến, xuân về. Đền Ngọc Sơn toạ lạc ngay trên hồ Hoàn Kiếm. Hai vẻ đẹp đó đã tạo nên một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất với vẻ đẹp hài hòa cho đền và hồ.
Đền Ngọc Sơn bao gồm quần thể kiến trúc gồm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lầu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Ngoài ra, đền thờ Văn Xương Đế Quân, một vị đạo sĩ học rộng tài cao của người Việt nên dịp đầu năm thu hút đông đảo du khách đến để cầu mong một năm đỗ đạt và trí tuệ thông minh.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh có tên khác là chùa Sở, hay còn được nhiều người dân Hà Nội gọi bằng chùa Thịnh Quang. Khoảng hơn chục năm gần đây, cứ vào dịp đầu năm, chùa Phúc Khánh lại tổ chức lễ cầu an để cầu nguyện quốc thái dân an nên thu hút hàng nghìn du khách, phật tử đến du xuân, hành lễ.
Hàng năm, chùa thường tổ chức nhiều khóa lễ lớn, nổi bật là “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” diễn ra vào tối 14 tháng Giêng Âm lịch và các lễ dâng sao giải hạn đầu năm thường được tổ chức vào ngày mùng 8, 15 và 18 tháng Giêng Âm lịch.
- Du xuân thưởng thức ẩm thực ba miền dịp Tết Nguyên đán
- Bỏ túi "thời điểm vàng" du xuân ngắm hoa anh đào Nhật Bản
- Xu hướng du xuân thưởng Tết mới mẻ của người Việt
- 10 loại thực phẩm làm thay đổi sức khỏe của bạn trong năm mới
- Du khách, người dân thủ đô Hà Nội 'ùn ùn' đi lễ đầu năm mới Giáp Thìn
- Dự báo thời tiết cả nước trong 5 ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024
- iPhone 16 và loạt smartphone cao cấp đáng chờ đợi trong năm 2024
- Vị Tết qua những món cổ truyền
- Những màn pháo hoa đẹp mắt chào đón Xuân Giáp Thìn 2024