Chủ nhật, 25/05/2025
logo
Du lịch

Cầu Mỹ Thuận 1 và 2: Cánh cổng vàng của du lịch miền Tây

Tri Ân Thứ bảy, 24/05/2025, 18:21 (GMT+7)

Cầu Mỹ Thuận nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối tiền hai tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long có nhiều ý nghĩa về giao thông lẫn du lịch.

Cầu Mỹ Thuận 1

Ngày 21/5/2000, cầu Mỹ Thuận – biểu tượng đầu tiên của kỹ thuật dây văng tại Việt Nam – chính thức khánh thành, trở thành “cánh cổng vàng” kết nối hai bờ sông Tiền, nối liền Tiền Giang và Vĩnh Long.

Với chiều dài hơn 1,5km, rộng gần 24m và 4 làn xe, cây cầu không chỉ là một công trình giao thông mà còn là niềm tự hào mãnh liệt của người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

cau-my-thuan-1-1701
Khánh thành cầu Mỹ Thuận. Tác phẩm đạt Giải ảnh báo chí Quốc gia năm 2000 của nhà báo Duy Anh (Báo Ấp Bắc). 

Hàng ngàn người dân đổ về như trẩy hội, chiêm ngưỡng kỳ quan mà trước đó nhiều người cho rằng khó khả thi như “bắc cầu lên trời”. Lý do là bởi, vào năm 1950, người Pháp từng ấp ủ ý định xây cầu nhưng dang dở; đến thập niên 1960, chính quyền Sài Gòn cùng công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đã hoàn thiện thiết kế nhưng dự án cũng bị hủy bỏ vì những rào cản tài chính và kỹ thuật.

Cầu Mỹ Thuận 2

Hơn hai thập kỷ sau, cầu Mỹ Thuận 2 ra đời như một minh chứng rực rỡ cho sự vươn mình mạnh mẽ của ngành xây dựng Việt Nam. Không chỉ là một công trình giao thông, đây còn là cây cầu dây văng khẩu độ lớn đầu tiên do chính đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công trọn vẹn, với sự dẫn dắt xuất sắc của Tập đoàn Trung Nam.

cau-my-thuan-2-1703
Cầu Mỹ Thuận 2 (Ảnh: Minh Thành)

Nếu cầu Mỹ Thuận 1 được xây dựng nhờ vốn tài trợ nước ngoài, thì Mỹ Thuận 2 tự hào sử dụng hoàn toàn nguồn vốn trong nước, với quy mô vượt trội: dài hơn, cao hơn, rộng hơn. Đáng chú ý, suất đầu tư của cầu Mỹ Thuận 2 chỉ khoảng 2.400 USD/m2, tiết kiệm gần 50% so với 5.000 USD/m2 của cầu Mỹ Thuận 1.

Công trình này không chỉ tạo ra hàng ngàn việc làm, nâng cao sinh kế cho người dân mà còn đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của nhân lực Việt Nam, khẳng định vị thế tự chủ trong kỹ thuật xây dựng.

Tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những điểm vượt trội của cầu Mỹ Thuận 2: “Quy mô dài hơn, cao hơn, rộng hơn; cầu Mỹ Thuận 1 sử dụng vốn tài trợ nước ngoài, Mỹ Thuận 2 sử dụng vốn nhiều hơn và là vốn trong nước.”

Ông cũng tự hào khi khẳng định: “Cầu Mỹ Thuận 1 do nước ngoài thiết kế, thi công, còn Mỹ Thuận 2 là công trình cầu dây văng khẩu độ lớn do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn trong tất cả các khâu.”

cau-my-thuan-2-1-1705
Cầu Mỹ Thuận 2 là công trình cầu dây văng khẩu độ lớn do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn trong tất cả các khâu. (Ảnh: VietNamNet)

Cầu Mỹ Thuận 2 không chỉ là một công trình giao thông mà còn là “đường băng” cho ĐBSCL “cất cánh”. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2050, khu vực này sẽ có 1.188km đường cao tốc trong tổng số 9.014km của cả nước, phân bố đồng đều với ba trục dọc và ba trục ngang. Tính đến nay, 90km đã được đưa vào khai thác, và đến năm 2025, thêm 458km sẽ hoàn thành, nâng tổng chiều dài đường cao tốc tại ĐBSCL lên khoảng 548km. Những tuyến đường này hứa hẹn mở ra cơ hội vàng cho các tỉnh ĐBSCL trong thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế và thay đổi diện mạo vùng đất Chín Rồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời chia sẻ: “Việc khánh thành, đưa cầu Mỹ Thuận 2 vào sử dụng là động lực lớn cho tỉnh và ĐBSCL kết nối giao thông, rút ngắn thời gian đi TP.HCM, việc vận chuyển hàng hóa, hành khách được thuận lợi hơn, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.”

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh: “Việc khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Mỹ Thuận 2 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giảm áp lực kẹt xe, ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1 và cầu Mỹ Thuận 1. Ngoài ra, cầu Mỹ Thuận 2 còn tạo liên kết đồng bộ để phát huy hiệu quả các dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng trong vùng, là cơ sở để ĐBSCL phát triển trong thời gian tới.” 

Cầu Mỹ Thuận ảnh hưởng đến du lịch như thế nào?

cau-my-thuan-1-va-2-1705
Cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2 (Ảnh: VietNamNet)

Rút ngắn thời gian và chi phí di chuyển

Cầu Mỹ Thuận giúp du khách từ TP.HCM và các tỉnh phía Đông Nam Bộ dễ dàng tiếp cận ĐBSCL, giảm thời gian di chuyển từ vài giờ xuống chỉ còn 2-3 giờ. Điều này thúc đẩy các chuyến du lịch ngắn ngày, đặc biệt là du lịch cuối tuần.

Tăng cường kết nối điểm đến

Các điểm du lịch nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), cù lao Thới Sơn (Tiền Giang) hay các khu du lịch sinh thái ở Vĩnh Long trở nên dễ tiếp cận hơn, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh cầu Mỹ Thuận, Bến Ninh Kiều cũng là một trong những điểm đến du khách không thể bỏ lỡ ghi ghé thăm miền Tây.

Cầu Mỹ Thuận iểu tượng văn hóa – du lịch

Bản thân cầu Mỹ Thuận đã trở thành một điểm check-in nổi tiếng, thu hút du khách dừng chân ngắm nhìn kiến trúc dây văng độc đáo và cảnh sắc sông Tiền thơ mộng. Vào thời điểm khánh thành, cầu từng là tâm điểm của “ngày hội” với hàng ngàn người dân đổ về, cho thấy sức hút ban đầu của công trình này như một biểu tượng du lịch.

Thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương

Sự xuất hiện của cầu Mỹ Thuận đã tạo điều kiện cho các dịch vụ du lịch như nhà hàng, homestay, và tour du lịch miệt vườn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại Tiền Giang và Vĩnh Long.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục