Các nhãn hàng đã tận dụng sức mạnh của âm nhạc trong TVC quảng cáo như thế nào?
Rất nhiều các nhãn hàng đã lựa chọn music marketing cho chiến dịch quảng cáo của mình. Điều đó được thể hiện thông qua việc sử dụng bài hát, âm nhạc trong các TVC quảng cáo hay tài trợ trong các video âm nhạc của nghệ sĩ.
Music marketing giúp gia tăng khả năng ghi nhớ
Tại đại học Leicester người ta đã làm một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy tới 96% khách hàng nhớ đến các thương hiệu sử dụng âm nhạc hơn là các thương hiệu chỉ sử dụng lời đọc quảng cáo đơn thuần.
Âm nhạc có sức mạnh kết nối cảm súc
Âm nhạc là cầu nối dẫn nguồn mọi cảm xúc, có có thể tạo ra các cung bậc cảm xúc khác nhau đồi với người nghe. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phần não bộ dùng để xử lý âm nhạc cũng dùng để tạo cảm xúc và ghi nhớ.
Năm 2016, Điện Máy Xanh có TVC quảng cáo để đời với hình ảnh tivi, tủ lạnh, điều hòa màu xanh nhảy nhót điên cuồng theo điệu nhạc vui nhộn. Ngay sau đó, TVC quảng cáo này đã được mọi người chú ý, ghi nhớ, thậm chí hát theo. Trong quảng cáo của Điện Máy Xanh, âm nhạc và hình ảnh đã giúp định nghĩa thông điệp và thương hiệu của nhãn hàng. Và lúc này âm nhạc chính là trung tâm của TVC.
Ở TVC quảng cáo Sữa bầu Dielac Mama Gold của Vinamilk, âm nhạc dẫn lối cảm xúc và làm nền cho câu chuyện. Âm nhạc đã làm tốt vai trò và không hề bị lấn át, nó giúp định hình mạch cảm xúc và làm nổi bật thông điệp cũng như hình ảnh trong video.
Khác biệt hóa thương hiệu
Khi các bài hát được sáng tác riêng và sử dụng độc quyền cho thương hiệu sẽ tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, có nhiều bài hát chỉ vừa mới cất lên người ta đã biết nó của thương hiệu nào.
Quay trở lại với TVC của Điện Máy Xanh, nhãn hàng đã đặt nhạc sĩ Dương Khắc Linh sáng tác bài hát với yêu cầu là làm sao để khi nghe khán giả ấn tượng ngay, in sâu vào trí nhớ và khác biệt với các nhãn hàng khác. Và thực tế chứng minh âm nhạc của nó đã thực sự khác biệt.
Kinh Đô cũng là một trong những thương hiệu thành công nhờ dùng âm nhạc trong các TVC quảng cáo
Khi bài hát liên quan đến một thương hiệu nào đó, các xúc và cảm giác kết nối của người nghe sẽ tăng lên. Đo đó rất nhiều nhãn hàng thay vì lựa chọn những bài hát đã hot sẵn khiến khách hàng không liên tưởng tới sản phẩm của mình thì họ quyết định cộng tác với các nghệ sĩ để ra mắt các MV ca nhạc. Ở đây không chỉ là yếu tố influencer marketing, mà khi bài hát trở nên hot, thương hiệu sẽ được hưởng lợi.
Chúng ta thấy mỗi dịp Tết đến xuân về, các bài nhạc quảng cáo lại xuất hiện và tạo ra sức ảnh hưởng lớn cho chiến dịch của các nhãn hàng. Cụ thể như: Chuyện Cũ Bỏ Qua, Ai Chuyện Cũ Bán Hông? (Bích Phương, Trúc Nhân - Mirinda), Đi Để Trở Về (Soobin Hoàng Sơn - Bitis), Đi Về Nhà (Đen Vâu - Honda Việt Nam), hay Làm Gì Phải Hốt (Hoàng Thùy Linh, Justatee - Viettel Pay),…
Âm nhạc có đặc tính lan truyền
Âm nhạc với giai điệu, ca từ bắt tai, thú vị thì khả năng lan truyền càng cao. Nhiều lời bài hát trở thành câu trích dẫn quen thuộc, thậm chí xuất hiện trong các bài kiểm tra, đề thi của trường học. Điều đó cho thấy bài hát càng có sức sống lâu dài, lan tỏa nhiều hơn.
Nội dung thú vị
Hiện nay, các nhãn hàng ngày càng muốn gia tăng việc chiếm cảm tình của khách hàng. Xu hướng marketing hiện đại sẽ tạo ra các TVC quảng cáo khiến người xem được tôn trọng, thoải mái, thích thú và không có cảm giác mình bị xem quảng cáo.
Sử dụng bài hát, hay âm nhạc tạo ra sự cộng hưởng cho hình ảnh sản phẩm và thương hiệu, cuốn hút người xem một cách tự nhiên.
Với những lợi ích nêu trên, âm nhạc thực sự là một công cụ có sức mạnh mà nhãn hàng cần tận dụng. Music marketing nếu biết sử dụng đúng cách nó sẽ là công cụ truyền tải vô cùng hiệu quả những thông điệp quảng cáo, câu chuyện thương hiệu và các giá trị thương hiệu.