5 loại cây vị thuốc tốt cho sức khoẻ mà lại dễ trồng ngay trong nhà bếp
Không gian nhà bếp thường nóng ẩm, nhiều dầu mỡ nên bạn hạn chế trồng các loại cây vị thuốc thiếu sức sống. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn!
Bạn có biết, trồng cây trong nhà bếp mang đến nhiều lợi ích. Vừa để trang trí, vừa làm gia vị nêm nếm món ăn. Thậm chí còn có những loại cây vị thuốc tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không gian nhà bếp thường nóng ẩm, nhiều khói bụi và dầu mỡ nên bạn hạn chế trồng các loại cây mỏng manh, thiếu sức sống. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Nha đam
Nha đam là loại cây vị thuốc thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Chúng ta không cần phải tốn quá nhiều công chăm sóc. Lớp thịt trong lá nha đam chứa vô số dưỡng chất. Tiêu biểu như Canxi, Kali, Magie, Đồng, Kẽm, Selen… cung cấp nước cho cơ thể. Có thể xem nha đam như vị thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng, chống táo bón. Bên cạnh đó là thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn đường ruột.
Ngò gai
Trong tự nhiên, ngò gai thường mọc dại rất nhiều, đặc biệt ở vùng đồi núi. Tuổi thọ của nó kéo dài vài năm, lá mọc từ sát gốc và có phiến mỏng. Ngò gai có sức sống bền bỉ, đồng thời có tác dụng chữa bệnh. Ví dụ như giảm đau, chữa hôi miệng, trị đau bụng, tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, trị cảm cúm…
Ngò rí
Ngò rí là gia vị quen thuộc trong các món ăn Việt. Không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon hấp dẫn, mà còn đem đến lợi ích cho sức khoẻ. Trong loại cây vị thuốc này chứa hàm lượng cao axit béo Omega-3 và Omega 6. Cùng với chất chống Oxy hoá và các vitamin như A, B1, B2…
Y học cổ truyền thường dùng rễ và lá ngò rí làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là điều trị bệnh vùng phổi, tiêu hoá, chữa đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra còn giúp giảm chứng hôi miệng, sâu răng, đau răng. Do trong ngò rí chứa một lượng Citronelol và các chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Hành lá
Hành lá là loại rau nêm quá đỗi quen thuộc. Nó rất dễ trồng và gần như không cần chăm sóc mà vẫn phát triển tươi tốt. Hành chứa một lượng đáng kể Canxi, Phốt pho, Kali, Carotene và chất sắt. Nó còn có nhiều thành phần hoá học giúp phòng chữa bệnh như Acid Malic, Phytin và Alylsulfid…
Theo y học phương Đông, hành có vị cay và tính nóng, giúp cơ thể toát mồ hôi, lưu thông khí huyết. Vì vậy thường dùng để chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn không tiêu, lạnh bụng.
Rau má
Rau má là thảo dược có tính lạnh, phát triển nhanh trong điều kiện thường. Nước rau má xay được biết đến với công dụng đẹp da và thanh nhiệt. Chưa dừng ở đó, loại cây vị thuốc này còn có tác dụng hạ huyết áp, bồi bổ trí nhớ, thị lực. Lá rau bào chế dưới dạng đắp trên da giúp cải thiện tình trạng phù nề, eczema, vảy nến…