Thứ hai, 07/07/2025
logo
Cần biết

4 món đồ nhà bếp tưởng tiện lợi lại là 'thủ phạm giấu mặt' có thể gây cháy nổ, ngộ độc và ung thư

Vi An Thứ hai, 07/07/2025, 15:21 (GMT+7)

Đồ nhà bếp đôi khi không chỉ là thứ giúp bạn nấu ăn nhanh hơn – mà còn có thể trở thành “mối nguy” âm thầm nếu chọn sai. Không ít món đồ ẩn chứa hàng loạt rủi ro như nhiễm kim loại nặng, gây cháy nổ, hoặc thôi nhiễm hóa chất vào thức ăn.

3 món đồ nhà bếp đáng mua nhất mà tôi từng sở hữu: Nấu nhanh, ăn ngon, dọn cũng nhàn

6 cách nâng cấp nhà bếp mà không tốn nhiều ngân sách

5 loại thực phẩm khiến tủ lạnh 'bốc mùi' và cách xử lý để nhà bếp luôn thơm tho

Dưới đây là 4 món đồ tưởng như vô hại nhưng lại bị các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên tránh sử dụng nếu không muốn rước họa vào nhà.

Vòng chắn gió cho bếp gas

Nhiều người mua vòng gom lửa để "hướng lửa", mong nấu nhanh và ít hao gas. Nhưng thực tế, thiết bị này có thể khiến nhiệt độ tập trung quá mức tại một điểm, làm bếp nóng cục bộ, gây nứt vỡ mặt bếp hoặc thậm chí phát nổ nếu dùng lâu.

sg-11134201-7rdyb-lz9js1k3cz5z0b-0952
Vòng chắn gió cho bếp gas

Thêm vào đó, khi vòng gom làm ngọn lửa không cháy hoàn toàn, khí CO – loại khí độc không màu, không mùi – có thể tích tụ trong nhà, dẫn đến ngạt hoặc ngộ độc. Đã từng có những vụ việc thương tâm xảy ra chỉ vì một thiết bị tưởng là nhỏ nhặt.

Khuyến cáo: Nếu bếp gas nhà bạn đang lắp vòng gom lửa, hãy cân nhắc tháo bỏ ngay. Không đáng đánh đổi sự an toàn vì một chút tiết kiệm.

Nồi chảo gang siêu rẻ 

Thị trường tràn ngập các loại nồi “nhìn như gang” nhưng thực chất được đúc từ sắt phế liệu, vỏ thùng sơn cũ, thậm chí thùng hóa chất tái chế. Để chống gỉ, chúng thường được phủ dầu công nghiệp độc hại, chứa chì, thủy ngân, cadimi và asen – những chất có thể gây tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư nếu sử dụng lâu dài.

d9c22d2851fc42f4aec934c8b66173eatplv-tt-origin-webgif-17515397746101616539142-1751616820221-17516168255121252121801-0953

Bạn có thể không thấy hậu quả ngay, nhưng dùng nồi loại này hằng ngày để nấu nướng ở nhiệt độ cao sẽ khiến kim loại nặng ngấm dần vào thức ăn, âm thầm ảnh hưởng tới sức khỏe cả nhà.

Lưu ý: Chỉ nên dùng nồi gang thật, không phủ sơn màu hoặc lớp tráng khó xác định nguồn gốc. Nên ưu tiên hàng có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng.

Bộ bát đĩa hoa văn nổi 

Nhiều bộ bát đĩa tráng men có hoa văn rực rỡ được bán với giá rẻ bất ngờ, dễ khiến người tiêu dùng "mủi lòng". Nhưng không phải ai cũng biết, lớp họa tiết được vẽ trên lớp men và nung ở nhiệt độ thấp có thể thôi nhiễm chì, cadimi – đặc biệt khi đựng đồ nóng, đồ chua hay có dầu mỡ.

bat-dia-sac-so-2-0954

Nếu đưa tay sờ lên hoa văn và thấy bề mặt gồ ghề, nổi cộm, rất có thể đó là loại bát đĩa vẽ trên men – không an toàn khi sử dụng lâu dài.

Mẹo chọn: Ưu tiên chọn bát đĩa vẽ dưới men – tức lớp hoa văn nằm dưới một lớp men bóng phủ kín, được nung ở nhiệt độ cao nên không bị bong tróc, không thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm.

Dụng cụ inox không rõ nguồn gốc

Đừng vội nghĩ đồ inox nào cũng an toàn. Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít đũa, thìa, nồi inox giá rẻ được sản xuất từ thép tái chế, không qua kiểm định, chứa nhiều tạp chất độc hại như nicken, chì, crôm....

Đặc biệt nguy hiểm khi dùng để nấu nướng ở nhiệt độ cao hoặc đựng đồ ăn có tính axit như canh chua, dưa muối… Những kim loại độc hại này hoàn toàn có thể ngấm vào món ăn mà không thể phát hiện bằng mắt thường.

Cách nhận biết: Hãy kiểm tra kỹ sản phẩm xem có ký hiệu SUS304, 18/10, 316 hay không. Nếu không có ghi chú rõ ràng, dễ gỉ sét, đổi màu nhanh – đừng tiếc mà hãy bỏ ngay.

Một căn bếp an toàn không chỉ đến từ kỹ năng nấu ăn mà còn đến từ việc lựa chọn dụng cụ đúng cách. Hãy tỉnh táo trước những món đồ “giá rẻ, tiện dụng” nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn về sức khỏe.

Đừng tiếc vài chục nghìn mà đánh đổi sự an toàn cho cả gia đình. Chọn đúng món đồ nhà bếp để sống khỏe, tránh họa.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục