Thứ sáu, 21/07/2023, 13:00 (GMT+7)

10 phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả nhất

Thu Trang (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói tại nhà sẽ giúp cha mẹ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Cách dạy trẻ tự kỷ tập nói chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn nên cha mẹ cần kiên nhẫn để đồng hành cùng con.

Bài viết này thuộc series Trẻ tự kỷ

Xem thêm

Những điều cha mẹ cần làm trước khi thực hiện các phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói tại nhà

  • Nhận biết rõ chậm nói tự nhiên và chậm nói do tự kỷ: Chậm nói thông thường và tự kỷ chậm nói đối với trẻ em có rất nhiều điểm tương đồng nên nhiều bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, cha mẹ cần có những phân biệt rõ ràng để phát hiện sớm trẻ chậm nói do tự kỷ.

  • Cần đưa trẻ đi khám để có những can thiệp kịp thời khi phát hiện trẻ bị tự kỷ chậm nói: Tự kỷ chậm nói hay tự kỷ nói chung cần có sự tư vấn, quá trình thăm khám của bác sĩ, chuyên gia. Bằng cách như vậy mới tìm được phương pháp hiệu quả để cải thiện khả năng nói, giao tiếp của trẻ.

  • Nghiên cứu kỹ các phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà và nhất quán trong phương pháp: Dạy trẻ tự kỷ chậm nói yêu cầu thời gian dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của các bậc cha mẹ. Nên việc áp dụng phương pháp cần có độ kiên trì cao, nhất quán trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, gia đình cần hiểu rõ về hội chứng này và cái nhìn đúng với các phương pháp bởi tính hiệu quả trông thấy ngay hầu như không có đối với dạy trẻ tự kỷ chậm nói.

  • Nhận biết thời gian trẻ bị tự kỷ: Trẻ có thể bị tự kỷ chậm nói ngay từ thời gian bắt đầu bập bẹ. Thời gian can thiệp hiệu quả đối với trẻ bị tự kỷ chậm nói là từ 24 đến 36 tháng tuổi. Nếu để quá lâu quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và phải mất nhiều thời gian.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-1
Cần đưa trẻ đi khám để có những can thiệp kịp thời khi phát hiện trẻ bị tự kỷ chậm nói. Ảnh: sưu tầm

Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả

Giúp con tương tác với thế giới bên ngoài

Một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ tự kỷ là ba mẹ không được để trẻ cảm thấy bản thân không giống những đứa trẻ bình thường khác. Hãy đối xử với trẻ như bình thường, đưa trẻ đi chơi công viên, đến các khu vui chơi để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh.

Đây là cách dạy trẻ tự kỷ tập nói rất hiệu quả, vì khi được tiếp xúc với nhiều người, được quan sát những đứa trẻ khác nói chuyện, trẻ sẽ có xu hướng học theo và có động lực để tập nói hơn.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-2
Cha mẹ nên đưa trẻ đi chơi công viên, đến các khu vui chơi để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh. Ảnh: sưu tầm

Sử dụng từ ngữ đơn giản

Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói là sử dụng từ ngữ đơn giản. Từ ngữ càng ngắn gọn, dễ hiểu, trẻ càng dễ tiếp thu.

Đối với trẻ tự kỷ, khả năng nắm bắt ngôn ngữ tương đối khó khăn, vì thế việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu sẽ khiến trẻ bị bối rối và không muốn giao tiếp.

Ba mẹ hãy dùng từ ngữ đơn giản để giao tiếp với trẻ và tập dần cho trẻ cách sử dụng từ ngữ đó trong quá trình nói chuyện hàng ngày.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-3
Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói là sử dụng từ ngữ đơn giản. Ảnh: sưu tầm

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói bằng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong những cách dạy trẻ tập nói được áp dụng từ những bước đầu tiên. Ba mẹ hãy làm theo những cử chỉ, hành động của con để giúp trẻ dễ dàng học hỏi hơn từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như gật đầu là đồng ý, lắc đầu là không đồng ý.

Những cử chỉ này càng gần gũi thì trẻ sẽ càng dễ hiểu, dễ tiếp thu, đặt nền tảng cho việc giao tiếp bằng lời nói trong tương lai.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-4
Dạy trẻ tự kỷ chậm nói bằng giao tiếp phi ngôn ngữ. Ảnh: sưu tầm

Luôn trả lời những câu hỏi của trẻ

Trẻ con thường rất hay thắc mắc về những vấn đề xung quanh cuộc sống. Với trẻ chậm nói tự kỷ nói riêng và trẻ em chậm nói chung thì mặc dù trẻ chưa nói được hoặc phát âm chưa rõ thì mẹ cũng nên giải đáp những thắc mắc của trẻ.

Mẹ có thể dựa vào những cử chỉ, hành động, thái độ và ánh mắt của trẻ khi nhìn một đồ vật, sự việc hay con vật nào đó. Có thể bé muốn được giải đáp về chúng, muốn lấy chúng. Mẹ nên chủ động để ý đến thái độ của con, giải thích hoặc đưa đồ đó cho con nếu như trẻ có nhu cầu muốn chơi cùng.

Phương pháp này sẽ giúp bé mở rộng kiến thức và vốn từ vựng. Mặc dù chỉ là một phương pháp đơn giản nhưng được các nhà chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích bố mẹ nên tập luyện cho con tại nhà.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-5
Mẹ nên chủ động để ý đến thái độ của con, giải thích hoặc đưa đồ đó cho con nếu như trẻ có nhu cầu muốn chơi cùng. Ảnh: sưu tầm

Dạy trẻ tự kỷ bằng cách giao tiếp bằng mắt

Thông thường, trẻ tự kỷ sẽ lảng tránh việc nhìn thẳng vào mắt người khác vì trẻ cảm thấy sợ. Để rèn luyện cho trẻ thói quen giao tiếp bằng mắt, ba mẹ hãy tạo sự chú ý trên mặt mình như dán một tấm hình dễ thương trên trán, điều này sẽ thu hút trẻ.

Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-6
Dạy trẻ tự kỷ bằng cách giao tiếp bằng mắt. Ảnh: sưu tầm

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói bằng cách trò chuyện với trẻ mọi lúc

Những trẻ tự kỷ chậm nói thường có dấu hiệu không để ý những lời bố mẹ hoặc người khác nói, thậm chí khi gọi đến có dấu hiệu không quan tâm. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà bố mẹ hạn chế nói chuyện với con tại nhà.

Mặc dù bé có giao tiếp lại hay không thì bố mẹ vẫn nên tích cực trò chuyện với bé hàng ngày để cải thiện khả năng giao tiếp và vốn từ vựng. Có thể bé không đáp lại lời nhưng chắc chắn bé nghe thấy những lời bố mẹ nói.

Bố mẹ nên nói chuyện với bé mọi lúc và giới thiệu những việc mà mẹ làm bằng những từ dễ hiểu, ngắn gọn với tốc độ nói chuyện chậm rãi. Bố mẹ có thể kết hợp những cử chỉ kèm theo lời nói như: vẫy tay, chào tạm biệt kết hợp tay, nhận đồ bằng hai tay,... để con có hứng thú hơn với nội dung trò chuyện.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-7
Bố mẹ nên nói chuyện với bé mọi lúc và giới thiệu những việc mà mẹ làm bằng những từ dễ hiểu, ngắn gọn với tốc độ nói chuyện chậm rãi. Ảnh: sưu tầm

Không nói theo trẻ

Thông thường, bố mẹ hay có thói quen trêu con bằng cách nhại theo tiếng con nói, đặc biệt là những âm thành, ngôn ngữ đặc biệt khi con nói ngọng, con nói lắp. Việc đó tưởng chừng như không sao nhưng thật sự sẽ khiến cho tình trạng nói lắp, nói ngọng của con càng nặng hơn.

Khi thấy bố mẹ bắt chước, nhại theo âm thanh mà mình vừa phát ra, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và có thể tiếp tục phát ra những âm thanh như vậy để trêu lại bố mẹ. Lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen và đi sâu vào trong tiềm thức, rất khó có thể sửa thói quen đã hình thành sâu vào trong tâm trí trẻ. Thay vào đó, bố mẹ có thể nói lại từ ngữ đó với cách nói chuẩn nhất, chậm rãi nhất và đố trẻ nói theo. Khi đó tình trạng nói ngọng của trẻ sẽ được cải thiện nếu như lặp đi lặp lại nhiều lần.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-8
Khi dạy trẻ tự kỷ chậm nói, cha mẹ không nên nhại theo những từ con phát âm sai. Ảnh: sưu tầm

Nói không với tivi, điện thoại

Ngày nay, bố mẹ thường có thói quen cho con xem tivi, điện thoại tuy nhiên đây là một thói quen xấu đang dần gây hại cho những trẻ mắc tự kỷ chậm nói và cả những trẻ bình thường. Thay vì xem tivi, điện thoại thì bố mẹ nên đọc sách cho con nghe để con được tiếp thu những tri thức bổ ích và mở rộng vốn từ. Nên kể chuyện với giọng điệu có ngắt nghỉ, gần với nhân vật trong chuyện để trẻ có hứng thú nghe chuyện.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mua cho con những món đồ chơi thông minh có phát ra tiếng nhạc để trẻ học hát theo. Đây cũng là một trong những cách được nhiều bố mẹ áp dụng và đã nhìn thấy con có sự tiến bộ từng ngày.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-9
Bố mẹ nên đọc sách hoặc cho con chơi những món đồ chơi thông minh. Ảnh: sưu tầm

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói bằng cách cổ vũ trẻ tự giải quyết vấn đề

Trẻ mắc tự kỷ chậm nói không chỉ có dấu hiệu về chậm nói mà còn có những dấu hiệu về hình thể, não bộ. Vì vậy, việc xử lý các vấn đề là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên đưa ra cho con một số công việc nhỏ và nhờ con giúp. Với phương pháp này, sẽ kích thích về trí não của con được hoạt động.

Nên để trẻ giải quyết vấn đề trong vài phút, nếu trẻ có thể tự giải quyết vấn đề thì đó là một tín hiệu tốt. Còn nếu trẻ không thể giải quyết được vấn đề, bố mẹ nên giúp con và hướng dẫn con cách đề giải quyết vấn đề đó.

Lưu ý:

Trẻ tự kỷ rất khó để kiểm soát cảm xúc, không nên để bé không giải quyết được vấn đề quá lâu, có thể khiến cho trẻ bị kích thích hệ thần kinh. Tuy nhiên, cũng không nên giúp con ngay khi vừa giao việc, nên để con kích thích trí não để giải quyết vấn đề.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-10
Bố mẹ nên cổ vũ khi trẻ tự kỷ tự giải quyết được vấn đề. Ảnh: sưu tầm

Tạo không gian riêng cho trẻ

Nghe có vẻ không hợp lý nhưng cách dạy trẻ tự kỷ tập nói tốt nhất là để con tự học. Khi được tự học, trẻ sẽ tự phân tích để hiểu hơn những tình huống quanh mình.

Ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được ở trong không gian riêng an toàn, điều này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng chậm mà chắc, hiệu quả đem lại sẽ kéo dài và bền vững hơn.

Không nên thúc ép trẻ phải học thật nhanh, hãy để trẻ tự học theo tốc độ riêng phù hợp. Ba mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh và thật kiên nhẫn, khi hỏi trẻ một điều gì đó, ba mẹ hãy cho trẻ thời gian để trả lời. Sau đó, hãy đáp ứng nhu cầu chính đáng của trẻ hoặc đáp lại trẻ ngay lập tức, để trẻ thấy được việc giao tiếp bằng lời nói hiệu quả như thế nào.

phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-11
Khi được tự học, trẻ sẽ tự phân tích để hiểu hơn những tình huống quanh mình. Ảnh: sưu tầm

Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói. Các bậc phụ huynh nên nhận sự tư vấn của bác sĩ để hiểu về tình trạng của trẻ, từ đó có cách thích hợp để hỗ trợ trẻ phát triển, giúp trẻ tự tin giao tiếp.

Cùng chuyên mục