Chủ nhật, 06/04/2025
logo
Tiêu điểm

Phụ nữ làm ngành Y liệu có mạnh mẽ như chúng ta tưởng?

Ngọc Hằng Thứ năm, 27/02/2025, 13:41 (GMT+7)

Những người phụ nữ trong chiếc áo blouse trắng hay bộ đồ đồng phục thoăn thoắt giữa hành lang bệnh viện. Họ không chỉ đơn thuần làm công việc chuyên môn, mà còn là những chiến binh thầm lặng của ngành Y tế. Với họ, mỗi ngày không chỉ là công việc mà còn là hành trình đối mặt với áp lực, mất mát và cả những đánh đổi thầm lặng.

Người bác sĩ miệt mài tái sinh những cuộc đời bị tạo hóa bỏ quên

Những lời chúc ý nghĩa và hay nhất nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Người tiêu dùng cẩn trọng với hàng loạt dược, mỹ phẩm vừa bị ngành y tế thu hồi và buộc tiêu hủy

Câu chuyện được chia sẻ từ những người phụ nữ đang làm việc tại một bệnh viện tư nhân tại khu vực phía Nam TP HCM, nơi hàng ngày cứu chữa cho hàng ngàn người bệnh, mỗi câu chuyện riêng của họ là một nỗi niềm riêng mà hiếm khi chúng ta được biết đến.

Những áp lực từ “chiến trường” không tiếng súng

“Khi được phân công làm việc tại khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu (ICU), tôi mới hiểu tại sao gọi bệnh viện là một chiến trường – nơi không có bom rơi, đạn nổ, nhưng đầy áp lực và mất mát mỗi ngày. Những đêm thức trắng, những bữa ăn vội vàng hay thậm chí nhịn đói khi tiếng máy sinh hiệu “báo động”. Không ít điều dưỡng, kỹ thuật viên nữ khi hết ca làm việc đã choáng váng, mắt mờ, tay mỏi, chân run. Nhưng những vất vả thể xác chưa là gì so với áp lực tinh thần mà chúng tôi phải đối mặt.

Bác sĩ tại khoa Sản.

Đau đớn nhất là khi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn bất lực nhìn người bệnh ra đi ngay trước mắt. Thậm chí, nhiều người bệnh khi nhập khoa Hồi sức tích cực (ICU) vẫn còn tỉnh táo, nhưng mỗi ngày trôi qua không có người thân bên cạnh, họ dần kiệt sức. Điều đó khiến chúng tôi rất đau lòng”. Đó những chia sẻ từ điều dưỡng Trương Thị Huyền Trang - Khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu. Áp lực của chị không chỉ đơn thuần giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, mà còn giữ được cho họ một tinh thần lạc quan để chống chọi với bệnh tật khi không có thân nhân, gia đình kề bên làm điểm tựa.

Hi sinh thầm lặng cả bản thân và gia đình

“Con về hay ở lại bệnh viện?" - Giọng chị Thùy Biên - Kỹ thuật viên gây mê run run khi nhớ lại câu hỏi của mẹ vào thời điểm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn thay đổi hoàn toàn 100% công năng để điều trị Covid giữa lúc dịch bùng phát mạnh tại TP.HCM năm 2021. Chị đã lựa chọn không quay về với gia đình mà ở lại để cùng các đồng đội gồng mình giữ lại từng nhịp thở của người bệnh.

“Bệnh viện không bắt buộc chúng tôi phải ở lại, tham gia chống dịch lúc bấy giờ hoàn toàn là tự nguyện. Nghe câu hỏi của mẹ, tôi nghẹn lòng, bởi tôi cũng sợ như bao người khác, khi lần đầu tiên chứng kiến một đại dịch kinh hoàng cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi ngày. Nhưng tôi cũng hiểu rằng, khoác lên mình chiếc áo blouse trắng là một đặc ân – được chăm sóc, giúp đỡ người bệnh khi họ cần nhất. Và nếu lúc này tôi quay lưng, tôi sẽ không còn xứng đáng với sứ mệnh của mình. Vậy là tôi quyết định ở lại”, chị Thùy Biên kể.

Chị Thùy Biên cũng giống như hàng chục ngàn bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng nữ trên khắp mọi miền đất nước thời điểm đó, đều phải hi sinh an toàn bản thân và khoảng thời gian bên gia đình để bảo vệ sức khỏe của tất cả đồng bào.

Những mất mát tưởng chừng dễ dàng vượt qua

“Em ấy là một người phụ nữ nhỏ nhắn. Khi nhập viện, em chỉ còn 32kg, gầy guộc như một nhành cây khô, nhưng bụng thì căng trướng vì dịch báng do căn bệnh ung thư đường mật hành hạ từ hơn 1 năm trước. Bệnh của em đã ở giai đoạn chỉ còn có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Nhưng khi được tư vấn, em lại nắm chặt tay tôi, nở nụ cười: Vậy thì mình cứ chiến đấu tiếp nha bác sĩ! Phải chi gặp bác sớm hơn… “, bác sĩ Lê Thị Thu Sương - Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu kể lại.

Những câu chuyện về những người phụ nữ ngành Y của bệnh viện chỉ là một trong hàng triệu câu chuyện về sự hi sinh và cống hiến của những người phụ nữ trong ngành Y khắp cả nước.

Bác Sương tiếp tục câu chuyện, “từ khoảnh khắc đó, tôi nghĩ rằng một hạt mầm hy vọng đã được gieo vào hành trình tưởng chừng chỉ còn là những ngày cuối. Quả thật như vậy, qua hết liệu trình 6 tháng em được chuyển sang điều trị thuốc uống duy trì và em kéo dài được gần một năm với tinh thần ổn định. Một ngày, tôi nhận được tin nhắn thông báo từ gia đình rằng em đã ra đi nhẹ nhàng bên cạnh người thân. Dẫu biết rằng, mục tiêu điều trị của bác sĩ đối với người bệnh ung thư (K) ở giai đoạn cuối là có được chất lượng sống hơn là số ngày được sống, nhưng trong tôi vẫn luôn là một nỗi tiếc nuối khi nhớ ánh mắt đầy hi vọng sống và cái nắm tay của em ngày hôm đó”, bác sĩ Thu Sương xúc động nói.

Đối với một bác sĩ giàu kinh nghiệm và cống hiến hàng chục năm trong ngành ung bướu như bác sĩ Sương, tưởng chừng như việc chứng kiến một người bệnh ra đi sẽ rất dễ dàng. Nhưng với sự nhạy cảm và thấu hiểu của người phụ nữ, mỗi sự ra đi đều là một nỗi tiếc nuối lớn.

Tiếp tục cống hiến vì tình yêu nghề lớn hơn nỗi sợ

Tuy nhiên, dẫu là một nghề cực kỳ gian khó gian khó với phụ nữ, nhưng giá trị cao quý của nghành Ynghành Y đã neo giữ trái tim họ, thôi thúc họ không ngừng cống hiến để gieo lên những những mầm hi vọng sống cho người bệnh.

Họ không chỉ là bác sĩ, dược sĩ hay điều dưỡng, kỹ thuật viên, mà còn là mẹ, là vợ, là những chiến binh thầm lặng.

“Công việc của chúng tôi không đơn thuần chỉ là đặt ống nghe lên ngực người bệnh hay cầm dao mổ, mà còn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, tình yêu nghề và lòng nhân ái. Sự vất vả của ngành Y có thể làm hao mòn mọi khía cạnh của người phụ nữ theo đuổi nghề này. Thế nhưng, với tôi, niềm hạnh phúc khi được chứng kiến ánh mắt rạng ngời, nụ cười biết ơn của người bệnh và gia đình họ khi được cứu chữa thành công còn lớn lao hơn gấp nhiều lần so với hạnh phúc cá nhân. Đó chính là động lực để chúng tôi nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác khám chữa bệnh”, dược sĩ Phạm Bích Huyền cho biết.

Những câu chuyện về những người phụ nữ ngành Y của bệnh viện chỉ là một trong hàng triệu câu chuyện về sự hi sinh và cống hiến của những người phụ nữ trong ngành Y khắp cả nước. Họ không chỉ là bác sĩ, dược sĩ hay điều dưỡng, kỹ thuật viên, mà còn là mẹ, là vợ, là những chiến binh thầm lặng. Trong từng nhịp thở của người bệnh được cứu sống, trong từng ánh mắt hạnh phúc và biết ơn của người bệnh, họ tìm thấy ý nghĩa lớn lao để bước tiếp, bất chấp gian khó!

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục