Thứ hai, 28/04/2025
logo
Cần biết

Làm gì để con không bị cuốn vào các hội nhóm trên mạng xã hội

Pha Lê Thứ tư, 12/03/2025, 11:19 (GMT+7)

Hiện nay mạng xã hội đã trở thành một công cụ đắc lực nhằm kết nối cộng đồng và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, việc tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội nếu không khôn khéo thì sẽ trở thành một con dao hai lưỡi. Vậy, chuyên gia mách một số chia sẻ sau để giúp con không bị cuốn vào các hội nhóm trên mạng xã hội.

Đà Nẵng phối hợp cùng các nền tảng xã hội quảng bá “Lễ hội Food Tour 2025”

Công an cảnh báo lừa đảo khi tham gia đầu tư vào tiền ảo Pi Network

Đu “trend” ăn măng vầu ngọt Tây Bắc, cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ chuyên gia

Các em học sinh phần lớn còn ham vui, thích kết nối với bạn bè, thích trò chuyện sau giờ học nhưng sau khi trở về nhà thì các em lại tiếp tục bỏ thời gian công sức để tham gia vào các hội nhóm online, gây ra nhiều tác hại khó lường.

Em Nguyễn Thị Kim Ngân (TP.HCM) chia sẻ: “Thầy cô cũng chỉ dẫn cho chúng em tham gia hội nhóm và thống nhất như thế nào để làm việc có hiệu quả. Khi mà chúng em đã vào một nhóm để học tập thì bắt buộc chúng em phải tập trung cao độ trong việc học tập”.

Tuy nhiên, việc tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội nếu không khôn khéo thì sẽ trở thành một con dao hai lưỡi.

ThS Trần Hải Nguyên (Chuyên gia kỹ năng sống) cho biết: “Bản thân chúng ta bị cuốn vào các hội nhóm. Khi mở điện thoại ra thì chúng ta thấy hầu như là các cuộc hội thoại như nhắn tin, tương tác và có những câu chuyện khiến chúng ta bận rộn, tiếp đến thì chúng sẽ bị khủng hoảng thông tin một cách trầm trọng và cuối cùng là khiến chúng ta mất tập trung hoàn toàn. Khi tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội, chúng ta cần xác lập rằng hội nhóm đó đang hoạt động về cái gì, những thông tin của hội nhóm đó có đầy đủ hay chuẩn xác hay không, và cuối cùng là những giá trị mà chúng ta nhận lại trong việc tham gia hội nhóm đó”.

Chuyên gia tâm lý chia sẻ, các bậc phụ huynh cần dạy con về ngôn ngữ thích hợp cần sử dụng trên mạng xã hội cũng là một nguyên tắc quan trọng nên làm khi chuẩn bị cho con tham gia mạng xã hội. Bởi hầu hết những vụ bắt nạt trên mạng, ném đá tập thể, đấu khẩu từ trên mạng chuyển thành hành hung ngoài đời... cũng từ những ngôn ngữ quá khích, thiếu chuẩn mực trên mạng của các bạn trẻ mà ra.

Các bậc phụ huynh cần dạy con về ngôn ngữ thích hợp cần sử dụng trên mạng xã hội cũng là một nguyên tắc quan trọng nên làm khi chuẩn bị cho con tham gia mạng xã hội.

Khi con được hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng, có thể sẽ tránh được những cách bình luận ác ý, tục bậy, phân biệt đối xử, kì thị... Sự dạy dỗ này không những có thể giúp con tránh được những rắc rối trên mạng mà còn thông qua đó dạy con trở thành một cư dân mạng văn minh, tử tế.

Và quan trọng, cha mẹ cũng nên thường xuyên chia sẻ cùng con những vấn đề con gặp phải trên mạng, nhắc nhở con dẫu có chuyện gì xảy ra trên mạng cũng cần “cầu cứu” để gia đình cùng nhau giải quyết. Trẻ con bồng bột, nông nổi, nếu có chuyện không hay, cha mẹ nên chọn cách bình tĩnh đối mặt, cùng con vượt qua chứ không nên trách mắng, trừng phạt sẽ càng đẩy con ra xa mình hơn.

Cha mẹ nên bày tỏ sự tôn trọng với con, nhưng cũng nên âm thầm theo sát con, quản lý những trang web, trang cá nhân, group con tham gia, kiểm soát những gì con đang làm, những đối tượng con giao tiếp... Hiện có rất nhiều ứng dụng hiệu quả để cha mẹ có thể quản lý trẻ thích hợp.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học trẻ em, 12 tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ em tiếp cận mạng xã hội. Một số nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội cả trong và ngoài nước, trong đó có Facebook, YouTube (Google) đều chung quy định chỉ cho phép người mở tài khoản mới từ 13 tuổi trở lên.

Chính vì thế, cha mẹ phải cân nhắc tránh cho phép con sử dụng mạng xã hội khi dưới 13 tuổi để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lý và xã hội của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng nên công khai hoặc âm thầm “kết bạn” trên mạng cùng con để có thể làm một người bạn trên không gian mạng, theo sát con và giúp con phòng tránh những mối nguy có thể xảy đến với trẻ.

Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục