Thứ ba, 22/04/2025
logo
Sản phẩm - Dịch vụ

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để tránh vi phạm trong quảng cáo và ghi nhãn sản phẩm?

Minh Tuấn Thứ ba, 22/04/2025, 12:01 (GMT+7)

Quảng cáo và ghi nhãn sản phẩm tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế lại khiến không ít doanh nghiệp khởi nghiệp mắc những sai lầm "chí mạng".

BTV Quang Minh, Vân Hugo sẽ bị xử phạt hơn 100 triệu đồng vì liên quan đến việc quảng cáo sữa

5 lựa chọn sàn phòng tắm hợp túi tiền mà vẫn bền đẹp theo thời gian

BTV Quang Minh và Vân Hugo đối mặt mức phạt hơn 100 triệu vì quảng cáo sữa Hiup

Cần coi trọng quảng cáo và ghi nhãn sản phẩm

Theo các chuyên gia thuộc Hội hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC), số lượng doanh nghiệp vi pham quy định về  quảng cáo và ghi nhãn đang ngày càng tăng, không chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp lâu năm mà còn xuất hiện nhiều ở những doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Chính điều này khiến sản phẩm vi phạm bị thu hồi, niềm tin người tiêu dùng bị lung lay, thậm chí hình ảnh thương hiệu bị tổn hại.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi "sản xuất hàng giả là thực phẩm" và "lừa dối khách hàng", xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cùng một số doanh nghiệp khác tại TP HCM và tỉnh Đắk Lắk. Trong số 5 bị can bị khởi tố, có Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

anh5-2210
Bê bối kẹo Kera xuất phát từ việc sai phạm trong quảng cáo sản phẩm và ghi nhãn bao bì.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung có tên gọi kẹo Kera, do Công ty Asia Life sản xuất, là hàng giả. Quá trình điều tra phát hiện sản phẩm này chứa hơn hơn 33% là chất Sorbitol - nguyên liệu sử dụng làm "thuốc xổ".

Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thành phần này lại không được ghi trên nhãn sản phẩm Kera như quy định.

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp còn vi phạm về quảng cáo và ghi nhãn, việc hiểu rõ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này là hết sức quan trọng. Đây có thể xem là yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Tiếp thị & Gia đình, bà Vũ Kim Anh - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ nhiệm Chương trình Khởi nghiệp xanh cho biết, việc kiểm soát quảng cáo và ghi nhãn sản phẩm là điều vô cùng quan trọng khi tham gia hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. 

"Khi chúng tôi phát hiện doanh nghiệp ghi nhãn không đúng, chúng tôi sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa ngay lập tức. Nhất là các nội dung quảng cáo sản phẩm, tên sản phẩm, thành phần sản phẩm trên bao bì. Chúng tôi sẽ tổ chức lớp học cho các bạn doanh nghiệp để các bạn có thể nắm rõ quy định về quảng cáo và ghi nhãn bao bì", bà Vũ Kim Anh chia sẻ.

Cần lưu ý gì khi ghi nhãn sản phẩm?

Theo bà Hồ Thị Phương Thảo, chuyên gia Hội HVNCLC - Chuẩn hội nhập cho biết, các vi phạm mà doanh nghiệp thường gặp trong ghi nhãn bao bì gồm: ngày sản xuất, hạn sử dụng, thiếu các thông tin về thành phần, khối lượng, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, công dụng sản phẩm, công bố mẫu sản phẩm… 

Chính những nội dung thiếu chính xác trên nhãn sản phẩm sẽ khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhất là vấn đề sức khoẻ. Còn doanh nghiệp thì bị tai tiếng, thậm chí là vướng vòng lao lý. 

z6525827231818_616b5fecef9662498ba19e5a14818137-1920x1166-2214
Bà Hồ Thị Phương Thảo, chuyên gia Hội HVNCLC - Chuẩn hội nhập trong một buổi dạy cho các bạn trẻ khởi nghiệp.

“Hàng giả sai lệch quá 30% so với giá trị công bố thực tế là trở thành tội hình sự”, bà Thảo nói.

Bà Thảo nhấn mạnh, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 38/2012/NĐ-CP, có những điểm khác biệt lớn về phạm vi, cách tiếp cận và thủ tục hành chính. Trong đó, điểm mới nổi bật của Nghị định 15 là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm – giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và bổ sung cơ chế tự công bố sản phẩm của doanh nghiệp…

Bà Thảo dẫn chứng, hiện nay một số doanh nghiệp bán sản phẩm ở dạng hàng xá, không bao bì cho đơn vị khác để họ đóng gói sang chiết và bán thành phẩm. Đơn vị bán cho người tiêu dùng ghi rõ thành phần từ sản phẩm của doanh nghiệp trước đó, nếu có gian lận xảy ra thì doanh nghiệp đó vẫn sẽ bị truy cứu liên quan khi họ chính là người sản xuất ra sản phẩm.

Thực tế đã có những doanh nghiệp phải rút hàng về, vì công bố sai thông tin sản phẩm. Dù vậy việc thu hàng về từ các chuỗi siêu thị, kênh truyền thống, online… tốn rất nhiều chi phí.

Do đó doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ hồ sơ công bố sản phẩm từ công ty mà mình nhập hàng có ghi rõ thành phần không – dù mình không phải là người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. "Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ khi người bán có thể trà trộn sản phẩm kém chất lượng, khiến các đơn vị nhập hàng đóng gói, bán thành phẩm bị ảnh hưởng", bà Thảo cho biết.

Theo bà Thảo, hiện nay các nền tảng thương mại điện tử đang siết chặt hơn các quy định, như Shopee, Tiktok… bắt đầu yêu cầu các doanh nghiệp phải có thông tin sản phẩm, hạn sử dụng, bảo quản, đó là những thông tin nằm trên nhãn bao bì sản phẩm… do đó, doanh nghiệp bán ở dạng nào, đóng gói sẵn, hay là hàng hóa nguyên liệu thông thường phải lưu ý.

Theo dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm – Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành Hygie & Panancee, khi làm một sản phẩm đưa ra thị trường, bản thân các doanh nghiệp tìm hiểu rất kỹ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn… trong đó có những yếu tố về nhãn sản phẩm. Tuy vậy, các chính sách, yêu cầu trong lĩnh vực hàng hóa, nhãn sản phẩm, bao bì do cơ quan chức năng đưa ra có sự thay đổi liên tục để theo kịp thị trường.

“Chúng tôi là những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới khởi nghiệp chưa lâu, việc cập nhật và thông tin cụ thể các yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm càng quan trọng hơn. Bản thân tôi đã tham gia 3 khóa học về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm tại thị trường Việt Nam của Hội HVNCLC, nhưng vẫn thấy mỗi lần đều có nhiều điểm mới”, bà Thắm cho biết.

Việc ghi nhãn sản phẩm thực phẩm được bà Thắm đánh giá là quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp làm đúng pháp luật và có được niềm tin từ người tiêu dùng.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục