Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 18/09/2023, 15:13 (GMT+7)

Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm 60 dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương cho biết, có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, tổng công suất 3.331,41MW đã được phê duyệt giá tạm, tăng thêm 2 dự án kể từ đầu tháng 9.

Cụ thể, tính đến ngày 17/9 có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 3.331,41MW đã được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm, bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công thương). So với đầu tháng 9, số lượng nhà máy được phê duyệt giá tạm tính tăng thêm 2 dự án năng lượng tái tạo là: Nhà máy Điện gió số 2 - Sóc Trăng và Nhà máy Điện gió HBRE Hà Tĩnh. 

nh chụp màn hình 2023-09-18 141703
Ảnh minh họa

Số lượng dự án đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện vẫn là 80/85 dự án, với tổng công suất 4.497,86MW. Đặc biệt, có 67 dự án đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương. Về phía EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 62/67 dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, có 20 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 1.171,72 MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới. 23 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 39 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Hiện, còn 5 dự án với tổng công suất 236,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đôn đốc nhiều lần. Trong khi đó, sản lượng điện phát lũy kế của 20 nhà máy, phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã bán điện đến ngày 25/8 đạt hơn 357 triệu kWh. 

nh chụp màn hình 2023-09-18 142108
Ảnh minh họa

Theo đại diện EVN, để nhanh chóng đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư của chính các nhà đầu tư, đồng thời bổ sung nguồn điện sạch cho hệ thống điện Quốc gia, cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bộ Công Thương thông tin, nhiều dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chưa có văn bản gia hạn, giãn tiến độ thực hiện, đưa vào hoạt động của UBND tỉnh (quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư). Mặt khác, nhiều dự án điện tái tạo chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng. Các quy định này là những điều kiện để sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời để hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực.

Cùng chuyên mục