Bách hoa bộ hành 2025 - Hành trình tôn vinh Việt phục
Ngày 8/3/2025, Bách hoa bộ hành lần thứ V diễn ra tại TP.HCM, lần đầu tiên được tổ chức ở khu vực miền Nam, một ngày hội tôn vinh Việt phục trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP.HCM 2025. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân Thành phố chủ trì, phối hợp cùng Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố thực hiện.
Đà Nẵng phối hợp cùng các nền tảng xã hội quảng bá “Lễ hội Food Tour 2025”
Sắp diễn ra chương trình đồng diễn dân vũ áo dài với hơn 50.000 người tham gia tại TP HCM
Đại sứ áo dài bật mí cách chọn đồ Tết để diện lên là có ảnh đẹp
Chương trình “Đồng diễn dân vũ với Áo dài” - một trong những hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ hội áo dài với sự tham gia của hơn 3.000 người trực tiếp tại đường đi bộ Nguyễn Huệ bao gồm các đồng chí lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo các sở ban ngành và đoàn thể Thành phố, đại diện lãnh đạo Thành phố Thủ Đức và 21 quận huyện, lãnh đạo và Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, các đại sứ của Lễ hội áo dài, các văn nghệ sĩ, diễn viên và người dân Thành phố và hơn 47.000 người tại các điểm đến của 21 Quận, Huyện và thành phố Thủ Đức.
Với sự góp mặt của hơn 1.000 tình nguyện viên, bao gồm các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa, sinh viên và người yêu thích Việt phục, sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Đây được xem là một trong những hoạt động Việt phục có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, thể hiện sự lan tỏa và tình yêu đối với trang phục truyền thống trong đời sống hiện đại.

Không chỉ những người yêu thích văn hoá truyền thống, các bạn trẻ cũng hào hứng khi được khoác lên mình những bộ trang phục mang đậm dấu ấn trang phục. Trần Ngọc Nữ sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Tôi thực sự rất thích sự kiện này, thích cách mà giới trẻ tụi mình hưởng ứng, kế thừa và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc. Tôi cũng hy vọng là sẽ có thêm nhiều dịp như vậy để đưa phong trào văn hoá dân tộc lên cao".
Theo Ban tổ chức, sự kiện đã thu hút hơn 15.000 lượt khán giả theo dõi trực tiếp trên các tuyến phố trung tâm, cùng hàng trăm nghìn lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là minh chứng cho sự quan tâm ngày càng lớn của công chúng đối với Việt phục, đồng thời khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của phong trào phục hưng trang phục truyền thống. Đoàn diễu hành bắt đầu từ Phố đi bộ Nguyễn Huệ, tiếp tục qua các tuyến đường chính như Lê Lợi, Nhà ga Trung tâm Bến Thành (thuộc tuyến Metro số 1), Nhà hát Thành phố, Công viên 23 Tháng 9 và kết thúc tại Phố đi bộ Bùi Viện.
Lộ trình này không chỉ tạo điều kiện để người dân và du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Việt phục mà còn giúp quảng bá hình ảnh TP.HCM năng động và giàu bản sắc văn hóa. Trong suốt hành trình, các tình nguyện viên đã trình diễn nhiều loại cổ phục Việt Nam như áo dài ngũ thân, áo tấc, áo nhật bình, áo giao lĩnh, tạo nên một bức tranh đa dạng về trang phục truyền thống. Ngoài ra, sự kiện còn kết hợp với các hoạt động nghệ thuật dân gian như múa lân sư rồng, hát quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, mang đến trải nghiệm văn hóa phong phú cho người tham dự.
Tạo cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận, hiểu biết và tự hào hơn về di sản văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo trong việc ứng dụng Việt phục vào đời sống hiện đại.
Trên tuyến đường Nguyễn Huệ rực rỡ sắc màu, từng bước chân diễu hành sẽ tái hiện bức tranh sống động về hành trình phát triển của trang phục Việt, từ cung đình đến dân gian, từ quá khứ đến hiện tại. Không chỉ tôn vinh giá trị thẩm mỹ và tinh hoa nghệ thuật thủ công, chương trình còn là lời mời gọi cộng đồng cùng chung tay bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa niềm tự hào Việt Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế.


Sự kiện Bách hoa bộ hành 2025 tại TP.HCM không chỉ tôn vinh Việt phục mà còn là một phần quan trọng trong chuỗi hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Việc tổ chức diễu hành cổ phục ngay tại trung tâm thành phố mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống – hiện đại, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.