Chi tiết mức tăng lương theo vùng cụ thể nhất, người dân cần nắm rõ để không bỏ qua quyền lợi
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ có mức tăng 6%. Trong đó, mỗi khu vực sẽ có mức tăng bình quân từ 200.000 - 280.000 đồng.
Theo An ninh Thủ đô, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định việc tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Mức lương tối thiểu vùng tăng từ 200.000 - 280.000 đồng
Theo Nghị định, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 sẽ tăng bình quân từ 200.000 - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể:
Đối với mức lương tối thiểu tháng
Vùng | Mức tăng | Cụ thể |
Vùng I | 280.000 đồng | Tăng từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng |
Vùng II | 250.000 đồng | Từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng |
Vùng III | 220.000 đồng | Từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng |
Vùng IV | 200.000 đồng | Từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng |
Đối với mức lương tối thiểu giờ
Vùng | Mức tăng |
Vùng I | Từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ |
Vùng II | Từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ |
Vùng III | Từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ |
Vùng IV | Từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ |
Cách xác định địa bàn được áp dụng
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định dựa trên khu vực hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
-
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
-
Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
-
Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
-
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
-
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
-
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
- Tin vui: Từ 1/7, người lao động làm việc ở những nơi này có thể được tăng lương tối thiểu tới 21%
- Từ 1/7, những khoản tiền tăng theo lương cơ sở người lao động cần biết
- Tăng 30% lương cơ sở từ 1/7, 50 triệu người lao động sẽ được hưởng lợi
- Tăng lương từ 1/7, liệu giá cả hàng hóa có tăng?
- Tin vui: Hàng nghìn công chức tiếp tục được tăng lương từ năm 2025
- 2 đối tượng được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 1/7
- Chính thức trình Quốc hội tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu
- Lương hưu đã tăng lên bao nhiêu sau nhiều lần điều chỉnh từ năm 1995 đến nay?
- Người có lương hưu thấp sẽ được tăng lên đủ 3,5 triệu đồng/tháng