Thứ năm, 26/09/2024, 11:14 (GMT+7)

Chuyển đến nơi ở mới có còn sử dụng được thẻ bảo hiểm y tế? Quyền lợi sẽ như thế nào?

Việc thay đổi địa chỉ sinh sống khác với địa chỉ đã đăng ký trên thẻ bảo hiểm có thể ảnh hưởng tới quyền lợi được hưởng, tùy theo từng trường hợp khác nhau.

Có không ít người đã đăng ký địa chỉ khám chữa bệnh tại nơi ở cũ, sau đó chuyển đến một địa bàn khác để sinh sống. Vậy, trường hợp này, quyền lợi được hưởng trên thẻ bảo hiểm sẽ như thế nào?

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế thường có thông tin về địa chỉ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Khi chủ sở hữu thực hiện khám chữa bệnh tại đúng địa chỉ đó tức đang khám chữa bệnh đúng tuyến, đồng nghĩa với việc được hưởng đầy đủ quyền lợi của thẻ. Trái lại, nếu khám chữa bệnh tại địa chỉ mới nhưng không tương đương với tuyến đăng ký, tức trái tuyến thì chủ sở hữu thẻ sẽ bị giảm quyền lợi.

1
Sử dụng BHYT đúng tuyến và trái tuyến sẽ được hưởng quyền lợi khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế thì người dân có thể sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế đã được cấp để đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhất định. Tuy nhiên mức hưởng sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào thủ tục khám, chữa bệnh BHYT và cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Cụ thể như sau:

- Trường hợp cấp cứu: Người dân phải cấp cứu thì vào bất cứ cơ sở y tế tuyến nào, địa bàn nào đều được, miễn là xuất trình đầy đủ thủ tục trước khi ra viện thì sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như khi đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu.

- Trường hợp không phải cấp cứu, người dân khám chữa bệnh không đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế sẽ được hưởng:

  • Đối với bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT (bao gồm cả khám ngoại trú và điều trị nội trú);

  • Đối với bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT nếu được chỉ định điều trị nội trú, trường hợp chỉ khám ngoại trú thì không được thanh toán chi phí theo chế độ BHYT;

  • Đối với bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT nếu được chỉ định điều trị nội trú, trường hợp chỉ khám ngoại trú thì không được thanh toán chi phí theo chế độ BHYT.

Nếu người dân đăng ký tạm trú tại địa bàn mới thì có thể đến các bệnh viện có tuyến tương đương với nơi đăng ký ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế để được hưởng đầy đủ quyền lợi. Lưu ý, khi đến cần mang theo thẻ BHYT, CCCD kèm thêm giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.

Ngoài ra, người dân cũng có thể làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thẻ bảo hiểm ban đầu để thuận tiện hơn. Hãy mang thẻ đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ ban đầu để được hướng dẫn thủ tục thay đổi.

Cùng chuyên mục