Lạm phát tăng nên gửi tiết kiệm mấy tháng?
Ở mỗi thời điểm khác nhau, các kênh đầu tư sẽ có sức hấp dẫn khác nhau.
Rủi ro khi đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán
Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lạm phát ở Việt Nam thường có độ trễ so với thế giới và trên thực tế đến quý III, lạm phát mới bắt đầu có những dấu hiệu tăng tốc mạnh. Chỉ số CPI trong tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước, dưới tác động của mức nền giá thấp vào cuối năm ngoái, CPI so với cùng kỳ đã tiến sát tới gần mức mục tiêu 4% của Chính phủ.
Hiện tại, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đều có chung một vấn đề cần phải lưu tâm, đó là lạm phát. Lạm phát khiến cho nhiều kênh đầu tư vốn sinh lời cao như vàng, chứng khoán, bất động sản giảm sức hấp dẫn.
Cụ thể, sau khi tăng nóng suốt thời gian dài, thị trường chứng khoán giảm rõ nét. Chỉ số VN-Index liên tục đi xuống khiến nhiều cổ phiếu thê thảm, bào mòn vốn của nhà đầu tư. Nhằm giảm thiểu thiệt hại, không ít nhà đầu tư chứng khoán đã thực hiện những cú “bắt đáy”.
Tuy nhiên, khi lạm phát càng cao, áp lực cho thị trường chứng khoán càng lớn. Đồng nghĩa với việc nhiều khả năng đà giảm của VN-Index vẫn sẽ tiếp tục dò đáy. Chính vì vậy, đầu tư vào thị trường chứng khoán thời điểm này không được nhiều người chọn lựa.
Tương tự, thị trường bất động sản cũng đang không mấy sáng sủa. Chính sách siết tín dụng đã khiến thị trường này gặp khó trong thời gian qua. Sau “cú sốc” trái phiếu Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, dòng vốn từ trái phiếu cho ngành này cũng đã gần như đóng băng, không ít doanh nghiệp BĐS đang rất khó khăn về vốn do không thể huy động vốn từ kênh trái phiếu.
Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ra văn bản yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của giao dịch phát sinh mới trong kỳ báo cáo hàng tuần cho Ngân hàng Nhà nước. Mục đích là để phục vụ việc quản lý hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ngày 15/12 cho biết, các tổ chức tín dụng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ủng hộ đề xuất mức tối đa 9,5%/năm cho lãi suất huy động các kỳ hạn, bao gồm cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất, nhằm ổn định mặt bằng huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.
So với hồi cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã tăng khoảng 3 - 4%/năm, trở về mức tương đương trước đại dịch Covid-19. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng dao động từ 6,1 - 8,3%/năm; lãi suất huy động tiền gửi từ 12 tháng trở lên phổ biến với mức trên 9%/năm.