Thứ hai, 17/10/2022, 14:59 (GMT+7)

Làm cách nào để tiết kiệm tiền và cân bằng chi tiêu?

Một trong những điều để có thể cân bằng chi tiêu chính là cần tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu.

Ảnh chụp Màn hình

Tài chính tiêu dùng

Để sống, sinh hoạt và có được sự thăng tiến trong công việc, bạn buộc phải có thu nhập. Tương tự, lợi nhuận là mục đích của mọi doanh nghiệp. Nó giống như vai trò của thức ăn và nước uống với cơ thể người. Mặc dù thức ăn không hoàn toàn là mục đích của cuộc sống, con người vẫn không thể tồn tại thiếu chúng. Nói cách khác, tối đa hóa lợi nhuận không phải mục tiêu chính của công ty, nhưng công ty không thể tồn tại nếu thiếu nó. Con người cũng vậy, ai cũng cần một khoản thu nhập cho bản thân.

“Lợi nhuận” của mỗi người là số tiền mà họ kiếm được sau khi trừ đi các khoản chi phí trong một khoảng thời gian, Trong tài chính cá nhân, “thu nhập” thường gắn liền với “tiết kiệm”, tuy nhiên, điều này không hẳn là đúng. Khi nói về "tiết kiệm", đa phần sẽ nghĩ tới việc dành dụm, tích cóp một cách tỉ mẩn và nhàm chán. Nhưng nếu nói về "kiếm tiền", mọi người sẽ có suy nghĩ khác, ai cũng muốn tìm cách kiếm thêm tiền cho mình.

Tiết kiệm tiền và cắt giảm chi tiêu

Làm cách nào để tính lợi nhuận định kỳ? Cách tính cũng rất đơn giản: Nếu bạn có mức thu nhập là 4 triệu đồng một tháng và chi tiêu hết 3 triệu, lợi nhuận một tháng sẽ là 1 triệu. Còn nếu bạn tiêu nhiều hơn, khoảng 4,5 triệu, lợi nhuận tháng này là âm hay bạn đã lỗ 500 nghìn đồng.

Để có thể tích lũy tài sản cho các dự định, mục tiêu tài chính trong tương lai, có hai cách cơ bản để có thể gia tăng lợi nhuận cá nhân:

Thứ nhất là giảm chi tiêu. Doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí: tìm nhà cung cấp mới, thuê văn phòng rẻ hơn, sa thải nhân viên. Cá nhân thì có thể tăng lợi nhuận cá nhân bằng cách chi tiêu ít hơn cho các vấn đề không cần thiết như mua sắm bừa bãi.

Cách thứ hai là tăng thu nhập. Để tăng doanh thu, một doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới hoặc tìm cách để tiếp cận các khách hàng tiềm năng mới của mình. Bạn cũng có thể kiếm nhiều hơn bằng cách làm thêm giờ, tìm công việc tay trái, hoặc bán đi những gì mình không còn sử dụng.

Khi bạn có thể gia tăng được lợi nhuận cá nhân, bạn sẽ an tâm hơn cho các dự định trong tương lai như: thanh toán các hóa đơn, trả nợ các khoản thế chấp nhanh hơn. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng, áp lực công việc. Khi bạn có đủ tiền để trang trải cho các dự định tương lai, bạn có thể rời xa công việc bàn giấy, làm những gì mình thích và tận hưởng cuộc sống. Hãy bắt đầu suy nghĩ về chuyện này. Tất cả những gì bạn phải làm là cố gắng giữ lại cho mình một khoản thặng dư nhỏ mỗi tháng, nó sẽ đóng vai trò tiên quyết trong con đường làm giàu của bạn.

Ảnh chụp Màn hình

Yếu tố quan trọng nhất trong tài chính cá nhân

Hãy thử tính thu nhập ròng của bản thân, đây là con số nói lên tốc độ làm giàu của bạn. Hãy lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi tiêu trong năm (thập chí là thập kỷ), bạn sẽ có kết quả là thu nhập ròng của mình.

Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn thì giá trị thu nhập ròng càng tăng (hoặc thu hẹp). Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nó rất quan trọng. Tất cả mọi thứ bạn cần làm là tích phiếu giảm giá, yêu cầu tăng lương, tiết kiệm tiền để nghỉ hưu để gia tăng giá trị tài sản cho các dự định trong tương lai.

Tùy vào mỗi người, để có thể giàu có, họ sẽ cần mức thu nhập riêng khác nhau. Liệu mức thu nhập 10 triệu đồng một tháng có đủ tốt? Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và các nhu cầu của bạn.

Nếu bạn kiếm được 20 triệu đồng một tháng, tức 240 triệu một năm, bạn có thể chi tiêu một nửa số tiền đó, tức mức tiết kiệm là 50%. Mặt khác, nếu mỗi tháng bạn tiết kiệm được 10 triệu đồng và khoản tiền mà bạn có thể tiết kiệm được có thể tăng trưởng 5% mỗi năm. Điều đó sẽ thật tuyệt vời.

Có thể thấy, thu nhập cao không có nghĩa bạn sẽ trở nên giàu có, cũng không phải là tiền dư hàng tháng của bạn tăng lên. Chỉ số quan trọng nhất ở đây là tỷ lệ tiết kiệm số tiền bạn kiếm được hay phần trăm số tiền mà bạn tiết kiệm được mỗi tháng.

Trong kinh doanh, tỷ lệ tiết kiệm được gọi là tỷ suất lợi nhuận. Điều đó rất hữu ích cho tài chính cá nhân, hãy nghĩ việc quản lý cách kiếm tiền và chi tiêu giống như một doanh nghiệp. Bạn có thể trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp của chính bạn, cẩn thận, tỉ mỉ khi đưa ra các quyết định tài chính của mình giống như một giám đốc điều hành sẽ giúp cho bạn chi tiêu thông minh hơn.

Hãy lập ra kế hoạch tài chính cho bản thân mình trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn sẽ đạt được những mục tiêu này nhanh như thế nào. Tỷ lệ tiết kiệm 20% sẽ cho phép bạn đến đích nhanh gấp đôi so với tỷ lệ tiết kiệm 10%. Và nếu bạn có thể tiết kiệm 40% hoặc 60%, bạn sẽ đạt được mục tiêu đó nhanh hơn. Nói cách khác, tốc độ bạn trở nên giàu có tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm tiền của bạn.

Ảnh chụp Màn hình

Tính toán thu nhập cận biên

Cận biên là một thuật ngữ nghe có vẻ phức tạp nhưng thực tế, nó rất đơn giản. Thu nhập cận biên là độ chênh lệch giữa các khoản thu nhập định kỳ của bạn. Nếu tháng trước bạn kiếm được 10 triệu đồng, tháng này bạn kiếm được 12 triệu, thu nhập cận biên tháng này sẽ là 2 triệu đồng.

Một lần nữa, hãy luôn để tâm đến hai con số bao gồm mức thu nhập hàng tháng và mức chi tiêu hàng tháng của bạn:

Thứ nhất, hãy ghi chép các khoản thu chi trong tháng, chỉ cần lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, và ghi chép lại con số đó định kỳ.

Thứ hai, một số người đã bắt đầu theo dõi tài sản cá nhân bằng cách sử dụng các ứng dụng như tài khoản ngân hàng trực tuyến, ví điện tử. Việc đó giúp họ có thể dễ dàng tính toán các khoản thu chi bởi chúng luôn ghi chép lại lịch sử giao dịch, họ dễ dàng tính được thu nhập cận biên bằng cách lấy số dư của tháng này trừ đi tháng trước.

Nhưng nếuchưa áp dụng các công cụ tự động đó vào tài sản của mình, bạn sẽ dần cảm thấy khó khăn khi phải ghi chép từng khoản chi tiêu lặt vặt. Hãy cân nhắc việc sử dụng các ứng dụng trên, bạn sẽ không muốn tính toán sai các khoản tiền lớn như: các khoản trả nợ thế chấp, lãi vay ngân hàng hay chi phí tín dụng cá nhân.

Cùng với đó, hãy liên tục để tâm, tính toán, quản lý chặt chẽ tài sản cá nhân của mình như một doanh nghiệp. Kiểm tra các khoản chi định kỳ xem mình có thể cắt giảm chúng không.

Đây chỉ là một vài phép tính toán đơn giản. Lấy số tiền bạn kiếm được trừ đi số tiền chi tiêu và quản lý quá trình đó. Nhưng cách thực hiện lại hết sức khó khăn, bạn sẽ phải hi sinh một chút sự thoải mái của bạn thân trong thời gian gần, nhưng hãy lạc quan rằng bạn đang từng bước tới được các mục tiêu mà bản thân mình đặt ra.

Xem thêm: Các tin tức Gia đình mới nhất tại đây

Cùng chuyên mục