Chi tiêu thế nào cho hợp lý khi bạn đang thất nghiệp?
Chi tiêu thế nào cho hợp lý trong khoảng thời gian thất nghiệp đang gây lên áp lực tâm lý cho nhiều người trẻ. Nếu chỉ chắt bóp và tiết kiệm, liệu bạn có thể vượt qua khoảng thời gian này không?
Đánh giá lại ngân sách
Việc làm đầu tiên bạn không thể bỏ qua nếu muốn lập bảng kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất trong thời gian này là đánh giá tổng quan lại tình hình ngân sách. Bạn cần kiểm tra khoản tiền tích lũy trước đó dành cho sự cố thất nghiệp. Sau đó đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối giữa các khoản phí phát sinh. Việc kiểm tra ngân sách giúp bạn nắm được con số cụ thể về khả năng chi tiêu, chủ động hơn khi phân chia tài chính ngay khi thu nhập không còn.
Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý
Mất việc làm khiến cuộc sống của bạn có nhiều sự xáo trộn, một trong số đó phải kể đến chính là xáo trộn liên quan tới việc thay đổi thói quen tiêu dùng. Nếu trước đây, bạn có thể mua sắm một cách thoải mái mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính. Thì thời điểm thất nghiệp đòi hỏi bạn cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bằng cách xây dựng, thiết lập kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất.
Xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi
Những khoản chi tiêu cần được sắp xếp lên hàng đầu trong ngân sách tài chính bao gồm các chi phí tiêu dùng cá nhân, chi phí điện nước, thực phẩm… Hãy nghĩ đến việc tính toán kỹ lưỡng các chi phí phải trả cho các nhu cầu cần thiết để lên phương án tiết kiệm. Từ tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet, cáp quang,… mỗi khoản 1 chút sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Để thực hiện tiết kiệm và phân bổ dòng tiền hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số ứng dụng quản lý tài chính hiện đại.
Cân nhắc cắt giảm chi tiêu hợp lý
Cắt giảm chi tiêu là thượng sách khi bạn bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Liệt kê tất cả những thứ không quan trọng gây lãng phí. Ví dụ: du lịch, làm đẹp, dịch vụ giải trí hay thói quen mua sắm các vật dụng không thực sự hữu ích… Số tiền tiết kiệm được từ những thứ này sẽ giúp bạn mua được những thứ cần thiết hơn. Ngoài ra, hãy cố gắng cắt giảm các khoản chi tiêu nhỏ hơn và không cần thiết.
Tìm khả năng giảm tiền thuê nhà
Phí thuê nhà là một trong những khoản chi tiêu khá lớn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn biết sắp xếp hợp lý lại khoản tiền này thì sẽ rất hữu ích trong việc tiết kiệm. Bạn có thể tìm bạn cùng phòng vì điều này sẽ làm giảm tiền thuê nhà gần một nửa. Hãy dành thời gian để tìm một người bạn cùng phòng tốt vì bạn cùng phòng không mấy thiện chí có thể khiến bạn gặp rắc rối.
Giảm tiền xăng xe
Nếu bạn sử dụng một chiếc xe với mức độ nhiều thì phải bảo trì nó bằng cách thay dầu, thay nhớt thường xuyên và số tiền dành cho việc bảo dưỡng chiếc xe thì không hề nhỏ. Thay vì sử dụng xe máy, hãy thử đi xe đạp, đi bộ hoặc phương tiện giao thông công cộng như xe bus cho tuyến đường dài hơn.
Tiếp tục tìm kiếm việc làm
Bạn không nên từ bỏ hy vọng và tiếp tục tìm kiếm công việc. Đưa ra danh sách liên lạc và thử kết nối với bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình… những người có thể giúp bạn tìm việc. Tiếp tục gửi CV thông qua các website tìm việc uy tín và gặp gỡ càng nhiều người càng tốt, những người này rất có thể giúp bạn tìm được một công việc.
Nếu đã ứng tuyển vào nhiều vị trí mà vẫn chưa thành công thì bạn nên xem xét lại cách tìm kiếm việc làm của bản thân. Hãy xem xét lại lý do thất nghiệp và xem xét lại CV, cập nhật thông tin mới hơn và có liên quan đến ngành nghề, loại bỏ các chi tiết không mong muốn. Hãy trang bị thật tốt một số kiến thức và kỹ năng trước khi xin việc. Điều này rất hữu ích trong quá trình phỏng vấn.
Dành một khoản tiền để đầu tư cho những cơ hội mới
Bạn cần lên kế hoạch cho tương lai. Ngoài việc chờ đợi những thông tin từ nhà tuyển dụng mới, khi lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp, bạn có thể dành ra một khoản tiền nhỏ để đầu tư kinh doanh, tìm kiếm cơ hội sinh lời.
Bạn có thể thử sức với những cơ hội mới từ các món đồ thời trang hay phụ kiện phù hợp với thị hiếu chung của khách hàng. Việc này sẽ không đòi hỏi số vốn lớn hay cơ sở kinh doanh đồ sộ, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh online để tạo ra doanh thu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kinh doanh là cuộc chơi may rủi nên nhãy cần nhắc kỹ lưỡng trong thời điểm tài chính khó khăn này.