Thứ sáu, 26/04/2024, 19:27 (GMT+7)

Thị trường "an ủi" nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ

Kết phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ dài, được gọi là kỳ nghỉ Tết thứ hai trong năm, VN-Index đã tăng 4,55 điểm, tương đương 0,38% và dừng ở 1.209,52 điểm. Nhà đầu tư thở phào khi phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ, lại rơi vào thứ sáu, nhưng màu xanh vẫn chiếm lĩnh 2/3 chỉ số của cả 3 thị trường như một lời chúc "kỳ nghỉ vui vẻ"!

Chỉ số xanh cho một kỳ nghỉ vui vẻ

Mặc dù không có đột biến lớn và trong phiên vẫn có lúc chỉ số đổi màu đỏ, nhưng việc 2 trong 3 chỉ số của toàn thị trường kết phiên cuối cùng tháng 4 cũng mang lại chút an ủi cho nhà đầu tư sau 2 tuần đầy thử thách. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index (VNI) - chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam - tăng 4,55 điểm, đạt 1.209,52 điểm mặc dù thanh khoản chỉ dừng ở mức gần 15.500 tỷ đồng, không phải là mức thanh khoản kỳ vọng. Số mã tăng giá phiên này đã gần ngang bằng với số mã giảm giá, 209 mã tăng và 227 mã giảm, một dấu hiệu tích cực sau 2 tuần chỉ thấy số mã giảm giá áp đảo số mã tăng giá.

30 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất thị trường VN30 cũng giữ được thế cân bằng khi số mã tăng giá bằng số mã giảm giá, đều là 13, cùng với 4 mã đứng giá. Đáng chú ý nhất là nhóm ngân hàng trong rổ VN30 bắt đầu hồi phục, tuy nhiên, mức độ phục hồi chưa lớn khi mới có 5 mã tăng giá là ACB, HDB, SHB, TCB, VCB; 6 mã giảm giá là BID, CTG, STB, TPB, VIB, VPB giảm giá; MBB, SSB đứng ở giá tham chiếu. Trong nhóm Big4 (4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất) có 3 ngân hàng thuộc rổ VN30 thì chỉ có mã VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank tăng giá, 2 mã BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Viettinbank giảm giá. Chỉ số đo lường của nhóm này là VN30-Index cũng tăng 6,78 điểm tương đương 0,55% và kết phiên ở 1.240,5 điểm.

z5385681974467_fd09e5e785ee90403ebb249b0c7d0fc7

Tương tự, sàn UPCoM cũng có được màu xanh khi UPCoM-Index tăng 0,43 điểm tương đương 0,48% với thanh khoản gần 447 tỷ đồng. Tuy nhiên diễn biến sàn này có phần tích cực hơn khi số mã tăng giá đạt 178 mã, cao hơn 50 mã so với số mã giảm giá đang là 128 mã.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, đây vẫn chỉ là một phiên "xanh vỏ đỏ lòng" nhờ lực đỡ của nhóm bất động sản, chứng khoán, nhất là khi có dòng tiền vào phiên chiều và lực cầu bắt đáy giúp VNI giữ được trên 1200 điểm. Dù sao, đây cũng là một phiên an ủi với nhà đầu tư khi hôm ay vừa là phiên cuối tuần, phiên chốt trước nghỉ lễ và lại đón những thông tin không tích cực liên quan đến thị trường, đáng chú ý nhất là việc tiếp tục lùi thời gian vận hành hệ thống KRX, thay vì 2/5/2024 - phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ dài - như dự kiến.

Hai tuần giông gió đã qua đi

Tuần trước là một tuần giao dịch ảm đạm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi cả 4 ngày giao dịch (thứ năm 18/4 nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương), VN-Index đã mất tới 105 điểm, tương đương khoảng 8% giá trị. Trong đó, đáng chú ý nhất là phiên thứ hai đầu tuần 15/4/2024, VN-Index đã mất tới 59,99 điểm, số điểm "đánh rơi" cao nhất kể từ phiên 12/5/2022. Tuần trước, phiên "mở hàng" đã làm nhà đầu tư chứng khoán "sốc" khi mất tới gần 60 điểm kéo theo cả tuần đỏ sàn đã khiến nhà đầu tư mong mỏi một màu xanh.

goc-nhin-ky-thuat-vni-8948

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn sẵn sàng thử thách nhà đầu tư, bởi tuần trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index tăng giảm thất thường. Tuần này đã có phiên "mở hàng" khá tích cực khi VN-Index kết phiên thứ hai 22/4/2024 ở 1.190 điểm, tăng hơn 15 điểm so với kết phiên cuối cùng của tuần trước và đưa chỉ số đến gần hơn với mốc 1.200 điểm vừa đánh mất. Thế nhưng, đến phiên 23/4/2024, chỉ số chứng khoán tiếp tục lao dốc và dừng ở mức 1.177 điểm, giảm gần 13 điểm so với phiên trước với số mã giảm giá cao gấp 3 lần số mã tăng giá và thanh khoản gần 18.000 tỷ đồng. Và tình trạng phiên tăng xen kẽ phiên giảm đã kéo dài đến hết tuần khi phiên thứ tư 24/4/2024 VNI tăng gần 28 điểm, thứ sáu 26/4/2024 tăng 4,55 điểm. nhưng phiên thứ ba lại giảm 13 điểm và phiên thứ năm giảm 0,64 điểm. Tuy nhiên, bất chấp trồi sụt, VN-Index ở tuần cuối cùng của tháng tư đã lấy lại được hơn 33 điểm. Dĩ nhiên, con số này còn lâu mới bù lại được 105 đã mất của tuần trước, nhưng ít nhiều cũng giảm tâm lý căng thẳng cho nhà đầu tư.

Mặc dù vậy, những người đã theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam lâu năm không mấy lạc quan trước màu xanh mang tính chất "an ủi, "kéo trụ để xả". Bởi lẽ, thị trường đã tăng cả một thời gian dài trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không quá nhiều khởi sắc, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp kém trong bối cảnh kinh tế thế giới ít dấu hiệu tishc cực. Trong khi đó, giá vàng và tỷ giá tăng mạnh khiến cho đồng tiền Việt Nam mất giá. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn tranh thủ xả hàng chốt lời của những nhà đầu tư lớn khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng.

chungkhoan-18-1712306861-8600-1712306882

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính "Thúc đẩy và kiểm soát phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2024". Yếu tố quan trọng ở thời điểm là củng cố được lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, còn thị trường thì phải được vận hành đúng quy luật cung cầu. Niềm tin ấy đã lung lay quá lâu/.

Cùng chuyên mục