Thứ năm, 03/04/2025
logo
Tiêu điểm

Sở Xây dựng Đà Nẵng đề xuất xây hầm vượt sông Hàn

Minh Thư Thứ năm, 20/03/2025, 14:41 (GMT+7)

Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có báo cáo về phương án xây dựng công trình hầm vượt sông Hàn và tuyến kết nối giao thông theo hướng Đông - Tây qua sân bay Đà Nẵng.

Phương Trường An Group - Kiến tạo đô thị hiện đại, định hình chuẩn sống mới

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc quy hoạch đón 10 triệu khách/năm

Hà Nội: Ai đang 'hô biến' đất dự án để làm bãi trông giữ xe tại Khu đô thị Belleville?

Theo đó, dự án hầm chui qua sân bay Đà Nẵng là tuyến kết nối giao thông theo hướng đông - tây được đề xuất tuyến hầm có chiều dài hơn 2,9 km. Trong đó, hai đoạn hầm hở tổng chiều dài 570 m, ba đoạn hầm hộp tổng chiều dài 1.450 m và hầm qua đường băng hiện có 900 m.

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, việc bố trí hầm qua sân bay Đà Nẵng cần lưu tâm đến một số nội dung, đoạn qua đường băng hiện hữu; đoạn bên ngoài đường băng.

Về công nghệ thi công, Sở Xây dựng Đà Nẵng đề xuất áp dụng, đoạn ngoài đường băng đang khai thác thi công hầm kín và hầm hở theo phương pháp đào trần. Đoạn dưới đường băng đang khai thác thực hiện phương pháp Pipe Roof và phương pháp TBM. Cùng với đó, đề xuất 2 phương án là: tuyến MRT (tàu điện ngầm) đi chung với đường bộ và MRT không đi chung với đường bộ.

Theo phân tích, phương án tuyến MRT đi chung với đường bộ có độ khó kỹ thuật cao, chi phí khoảng 10.000 tỉ đồng, mức an toàn, vận hành trung bình, khó mở rộng MRT. Phương án tuyến MRT không đi chung với đường bộ có độ khó kỹ thuật thấp hơn, chi phí khoảng 7.500 tỉ đồng, mức an toàn, vận hành cao, dễ mở rộng MRT.

xay-ham-qua-songg-han-1435
Đà Nẵng sẽ tiếp tục xây dựng hầm vượt sông Hàn có tàu điện ngầm kết nối với sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Internet.

Đối với tuyến hầm qua sân bay, Sở Xây dựng kiến nghị, không nên kết hợp bố trí tuyến MRT và đường bộ đi chung bởi tiêu chuẩn kỹ thuật của MRT và đường bộ là khác nhau nên việc đi chung sẽ khá khiên cưỡng. Do đặc điểm của bình diện và trắc dọc tuyến MRT và đường bộ tại vị trí hầm qua sân bay quá khác nhau (đặc biệt là chuyển hướng trên mặt bằng) nên rất khó khăn trong việc xử lý kết cấu tại vị trí chuyển hướng giữa MRT và đường bộ, gây lãng phí nhất định.

Hiện chưa xác định được tiến độ đầu tư tuyến MRT nên với sự thay đổi nhanh về công nghệ, việc xác định hướng tuyến và công nghệ sẽ được lựa chọn tại thời điểm đầu tư. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế như sân bay Đà Nẵng đang được quy hoạch mở rộng, phương án tuyến MRT cũng cần sớm được nghiên cứu.

Liên quan đến công trình hầm vượt sông Hàn, tổng chiều dài tuyến chính hầm khoảng 1,67 km; bao gồm hầm kín vượt sông 600 m, hầm kín trên bờ 380 m và 415 m hầm hở. Điểm đầu của tuyến hầm kết nối với đường Đống Đa (quận Hải Châu), điểm cuối kết nối với đường Vân Đồn (quận Sơn Trà).

Theo báo cáo, tổng mức đầu tư công trình hầm qua sông Hàn dự kiến 6.880 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng chiếm 3.900 tỉ đồng, chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho 2.000 tỉ đồng và một số chi phí khác.

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, phương án đề xuất làm hầm qua sông Hàn và hầm qua sân bay quốc tế Đà Nẵng phù hợp với Quyết định 359 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 1287 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và căn cứ theo dự báo nhu cầu giao thông đến năm 2045 của thành phố Đà Nẵng.

Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục