Khi nghệ sĩ biến mình thành “công cụ quảng cáo bất chấp”
Quảng cáo là quyền, nhưng nói sai sự thật là tội. Là người của công chúng, nghệ sĩ không chỉ có trách nhiệm với hình ảnh của mình, mà còn phải có trách nhiệm với xã hội và với sản phẩm mà họ tiếp thị đến công chúng.
Bị dân mạng nhắc tên vì quảng cáo sữa, BTV Quang Minh lên tiếng "đây là điều tôi không hề mong muốn"
Sữa bột giả không yến, không đông trùng hạ thảo gây nguy hại thế nào đến sức khoẻ người tiêu dùng?
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, báo chí gần đây phản ánh về việc một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, đặc biệt quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có công dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng sản phẩm.
Để quy định pháp luật được thực thi nghiêm minh, ngăn ngừa kịp thời việc quảng cáo quá tác dụng của sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị phối hợp kiểm tra thông tin, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội và xử lý người nổi tiếng quảng cáo vi phạm đã được phản ánh và thông báo kết quả để Cục An toàn Thực phẩm tổng hợp.

Hiện, các cơ quan truyền thông đã phản ánh một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm.
Đặc biệt, những quảng cáo này gây hiểu nhầm sản phẩm có công dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng sản phẩm.
Để quy định pháp luật được thực thi nghiêm minh, ngăn ngừa kịp thời việc quảng cáo quá tác dụng của sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị phối hợp kiểm tra thông tin, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội và xử lý người nổi tiếng quảng cáo vi phạm và thông báo kết quả để Cục An toàn thực phẩm tổng hợp.

Khi nghệ sĩ biến mình thành “công cụ tiếp thị bất chấp”
Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ để nhiều nghệ sĩ mở rộng sức ảnh hưởng. Họ không chỉ dừng lại ở việc biểu diễn nghệ thuật mà còn trở thành những “người truyền cảm hứng”, những “KOLs” có sức tác động đến hàng triệu người. Tuy nhiên, cùng với đó là thực trạng đáng lo ngại: không ít nghệ sĩ đã và đang tiếp tay cho các hoạt động quảng cáo gian dối, sai sự thật – từ thực phẩm chức năng đến các sản phẩm làm đẹp, thuốc chữa bệnh. khiến niềm tin của công chúng ngày càng bị bào mòn.

Không khó để bắt gặp hình ảnh những ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng liên tục đăng tải các bài viết quảng bá cho sản phẩm với lời lẽ hoa mỹ như “dùng một lần là mê”, “không khỏi không lấy tiền”, “giảm cân thần tốc không cần ăn kiêng”, thậm chí là “được Bộ Y tế chứng nhận” – trong khi thực tế, nhiều sản phẩm chưa được cấp phép, hoặc không có cơ sở khoa học nào chứng minh hiệu quả.
Một số nghệ sĩ thậm chí còn chia sẻ câu chuyện cá nhân để tăng tính thuyết phục – như “từng bị bệnh, từng tuyệt vọng, nhưng nhờ sản phẩm X mà khỏi hẳn”. Cách kể chuyện này đánh vào tâm lý dễ tin của người tiêu dùng, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề sức khỏe, giảm cân, làm đẹp… Và hậu quả là: nhiều người tiền mất tật mang, thậm chí phải nhập viện vì tin vào lời quảng cáo của… người nổi tiếng.
Điều đáng nói là khi sự việc vỡ lở, nghệ sĩ thường chọn cách im lặng hoặc đổ lỗi cho “đối tác”. Họ cho rằng mình chỉ “được thuê đăng bài”, “không biết rõ nguồn gốc sản phẩm”, “tin tưởng vì đối tác uy tín”. Nhưng liệu sự “vô can” này có thực sự thuyết phục?
Nhiều luật sư cho rằng, theo quy định hiện hành, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Nghệ sĩ vốn được xem là người truyền cảm hứng, là hình mẫu cho lối sống, gu thẩm mỹ và cả thái độ ứng xử. Khi họ chọn quảng cáo một sản phẩm, công chúng tin tưởng không chỉ vì lời lẽ quảng bá, mà vì tin vào… con người đó. Nhưng khi sự thật được phơi bày, người thiệt hại không chỉ là người tiêu dùng – mà chính là giá trị niềm tin của xã hội.
Thương hiệu mất uy tín có thể đổi tên, sản phẩm lỗi có thể thu hồi, nhưng người nghệ sĩ một khi đã đánh mất sự tin tưởng từ khán giả thì rất khó lấy lại. Đó là cái giá không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra trước khi cầm bút ký vào hợp đồng quảng cáo.
Bộ quy chế quảng cáo thực phẩm chức năng
Để quảng cáo thực phẩm chức năng (nay gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe) đúng luật tại Việt Nam, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định trong Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Dưới đây là những điều kiện và yêu cầu chính:

1. Có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hoặc các cơ quan được phân cấp. Quảng cáo chỉ được phát hành sau khi có giấy xác nhận nội dung hợp lệ.
2. Nội dung quảng cáo phải đúng và không gây hiểu lầm
Không được gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc chữa bệnh.
Phải ghi rõ: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Không được sử dụng các từ ngữ như: “điều trị”, “chữa khỏi”, “hiệu quả 100%”, “không tác dụng phụ”…
3. Phải có tài liệu chứng minh nội dung quảng cáo
Nếu quảng cáo có thông tin như: “giúp tăng cường miễn dịch”, “hỗ trợ giảm cholesterol”… thì cần có tài liệu khoa học chứng minh (có thể là kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng…).
Không được trích dẫn ý kiến bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia nếu không có sự đồng ý và giấy tờ chứng minh hợp pháp.
4. Hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ sử dụng
Không được dùng hình ảnh bác sĩ mặc áo blouse trắng hoặc biểu tượng của cơ sở y tế để tạo lòng tin sai lệch.
Không được sử dụng âm nhạc, hình ảnh gây kích động hoặc tạo cảm giác lo lắng nếu không dùng sản phẩm.
5. Quảng cáo trên môi trường số và mạng xã hội
Các nội dung quảng cáo trên Facebook, YouTube, Zalo… vẫn phải tuân thủ quy định như quảng cáo trên báo chí, truyền hình. Cơ quan chức năng có thể yêu cầu gỡ bỏ nội dung sai phạm và xử phạt hành chính.
6. Không được quảng cáo khi chưa công bố sản phẩm
Sản phẩm bắt buộc phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng và được cấp mã số công bố tại Cục An toàn thực phẩm trước khi quảng cáo.
7. Một số hành vi bị nghiêm cấm
Quảng cáo khi chưa có giấy xác nhận nội dung. Quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng. Lợi dụng uy tín của cơ sở y tế, nhân viên y tế, nghệ sĩ nổi tiếng… một cách không đúng luật.