Giải đáp: Thai 28 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu vào tuần 28
Thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Việc theo dõi cân nặng của thai nhi qua từng tuần nhằm xác định được tình hình sức khỏe của bé, từ đó mẹ bầu có những thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện sao cho hợp lý nhất.
Thai 28 tuần là mấy tháng?
Trước khi bàn về vấn đề: Thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Thì chúng ta cần biết được thai 28 nằm ở giai đoạn nào của thai kỳ. Thai nhi tuần thứ 28 là thời điểm quan trọng đánh dấu việc mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt cuối cùng. Như vậy có nghĩa là mẹ đã đi được 7 tháng trong cuộc hành trình dài 9 tháng 10 ngày.

Thai nhi 28 tuần đang tiếp tục hoàn thiện về cơ thể vì vậy cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Bên cạnh đó, các chức năng trong cơ thể thai nhi đều đang phát triển, cũng dần được hoàn thiện, vì thế mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm đến mọi chỉ số sức khỏe của trẻ để có chế độ ăn uống, chăm sóc thích hợp. Trong đó, chỉ số cân nặng của thai nhi là điều mẹ không nên xem nhẹ.
Thai 28 tuần nặng bao nhiêu?
Vào giai đoạn này cơ thể em bé đã có sự biến đổi rõ rệt và tăng trọng lượng nhiều hơn. Vậy thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Khi thai nhi bước vào tuần thứ 28, bé con đã được khoảng 1 đến 1,1kg và chiều dài tính từ đầu đến chân nằm trong khoảng 33 - 35cm, còn chiều dài từ đầu đến mông khoảng 23 - 25cm, bàn chân của thai nhi dài khoảng 5.5cm. Nhãn cầu đã có thể chuyển động bên trong hốc mắt và răng đã được hình thành dưới nướu.
Lông mày và lông mi của con đã lộ rõ, tóc trên đầu cũng mọc dài và đen hơn. Đặc biệt trong thời điểm này hệ xương của con sẽ phát triển thần tốc, trở nên cứng cáp hơn. Vì vậy, mẹ bầu sẽ cần phải bổ sung thêm canxi để có thể giúp bé phát triển toàn diện.

Vào tuần thai thứ 28, đã có một số trường hợp thai nhi đã bắt đầu xoay đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Lúc này, não của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và hình thành hàng tỷ tế bào thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu phát triển não bộ của bé mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm hỗ trợ tăng cường chất xám. Đồng thời, mẹ cũng nên đi khám tiền sản với các bác sĩ và nữ hộ sinh để được đo kích thước tử cung, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 28
Sang tuần thứ 28 của thai kỳ, các bộ phận trên cơ thể của em bé tiếp tục phát triển như đôi mắt, tay chân đang ngày càng hoàn thiện hơn, các cơ bắp cũng hình thành chắc chắn hơn, 2 lá phổi của thai nhi đã có thể hít thở không khí, não bộ có sự phát triển đặc biệt hơn với sự hình thành của nơron thần kinh.
Vì vậy, thời điểm này bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn những tuần trước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Đây cũng là thời điểm hệ xương của bé dần hình thành hoàn chỉnh và có nhu cầu hấp thụ canxi, mỗi ngày cần khoảng 250 mg canxi để hỗ trợ xương cứng cáp. Do đó, mẹ phải và bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa,... để cung cấp đủ canxi cho bé.

Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu tuần thứ 28
Cơ thể thai nhi biến đổi dẫn đến sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 28. Nhưng mẹ bầu có thể yên tâm, những triệu chứng này chỉ là tạm thời.
Đầy hơi
Ở tuần thai thứ 28, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số tình trạng gây khó chịu như ợ nóng, đầy hơi. Nguyên nhân là do các cơ ở đường tiêu hóa bị giãn ra bởi hormone thai kỳ, đặc biệt khi mẹ bầu ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra triệu chứng đầy hơi, dễ dẫn tới nguy cơ táo bón. Cách phòng ngừa hiện tượng này là các bà mẹ nên uống nhiều nước hơn và ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, và tập luyện thể dục hàng ngày.

Chóng mặt
Trong thời điểm tuần 28 của thai kỳ phát triển rất nhanh, hấp thụ nhiều máu của mẹ khiến lượng máu trong cơ thể mẹ tăng làm cho mẹ bầu tăng huyết áp, mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế. Nếu mẹ có hiện tượng này thì các mẹ hãy nằm nghiêng và từ từ thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi rồi đứng dậy.

Nghẹt mũi
Vào tuần 28 của thai kỳ, nội tiết tố của mẹ bầu lại tiếp tục biến đổi. Lượng hooc môn estrogen tăng quá mức khiến niêm mạc mũi của mẹ bầu bị sưng và hình thành nhiều chất nhầy dạng đặc. Bên cạnh đó, lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mũi sưng lên sẽ khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi.

Nám da
Một số trường hợp mẹ bầu còn gặp tình trạng nám da khi bước vào thai kỳ thứ 28. Nguyên nhân của triệu chứng này là do rối loạn nội tiết trong cơ thể mẹ hay do căng thẳng, lo âu, dẫn tới các hắc sắc tố melanin sinh ra nhiều hơn gây lên hiện tượng nám da.

Nướu chảy máu
Vào tháng thứ 7 của thai kỳ, lượng progesterone và hormone estrogen biến đổi làm lưu lượng máu tới nướu gia tăng gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm bởi tình trạng này sẽ giảm dần khi thai nhi được 9 tháng.

Mang bầu tuần thứ 28 mẹ cần lưu ý những gì?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, ở tuần thứ 28 mẹ bầu cần lưu ý những điều mà Tiếp Thị Gia Đình chia sẻ ngay dưới đây.

- Trong thời kỳ mang thai này, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mẹ bầu nên có một chế độ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như sắt, canxi, kẽm, magie, vitamin B, A, C, E, D, axit folic, và beta-caroten,…
- Ở tuần thai thứ 28, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, những bài tập thể dục trong giai đoạn này không chỉ giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng, ngăn bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu ở thời điểm này nên học cách thở đúng cách. Đây không chỉ là liều thuốc giảm đau mà còn giúp tăng cường lượng oxy cho mẹ và bé.
- Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đồ tái sống, cay nóng, dầu mỡ, hạn chế ngồi quá lâu, thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu tuần thứ 28
Để giúp bé phát triển toàn diện và đảm bảo sức khỏe của mẹ, các mẹ bầu cần phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài những dưỡng chất cơ bản cần thiết cho thai kỳ như các mẹ đã biết, mẹ bầu cần tập trung bổ sung:

- Sắt và protein: Để ngăn chặn tình trạng thiếu máu trong giai đoạn tuần 28 thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày từ các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, thịt gà, ngũ cốc,…
- Canxi: Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển mạnh mẽ về xương và răng vì vậy mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 1000 đến 1200mg canxi mỗi ngày từ sữa tươi, sữa chua, yến mạch, cá, và các loại hải sản,…
- DHA: Đây là thành phần quan trọng giúp các tế bào thần kinh phát triển một cách nhanh chóng nên bổ sung vào giai đoạn mang thai tuần thứ 28 là hoàn toàn phù hợp. Mẹ bầu có thể bổ sung DHA từ các loại thực phẩm như: trứng, sữa, nước ép.
- Magie: Đây là dưỡng chất có khả năng hỗ trợ quá trình hấp thu canxi vào cơ thể, giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 350 đến 400mg magie mỗi ngày bằng những món ăn từ hạnh nhân, yến mạch, đậu, atiso, hạt bí ngô,…
- Chất xơ: Khi mang thai tuần thứ 28, mẹ bầu hay gặp tình trạng táo bón nên việc bổ sung nhiều chất xơ là điều cần thiết. Cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,… là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu trong giai đoạn này.
Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình đã giải đáp cho bạn: Thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Hy vọng kiến thức trong chuyên mục: Làm cha mẹ này giúp ích được cho các mẹ bầu.