Chuyên gia y tế từng quảng bá cho sữa bột giả nói gì khi sự thật bị phơi bày?
Khi các sản phẩm sữa bột giả bị phanh phui, nhiều chuyên gia y tế bị phát hiện đã từng quảng cáo cho những sản phẩm này với những lời lẽ 'ong bướm'.
Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả được sản xuất và tiêu thụ suốt hơn 3 năm: Trách nhiệm thuộc về ai?
Từ vụ phát hiện đường dây sữa bột giả: Làm sao để phân biệt sữa thật giả?
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngang giá vé dịp Tết Nguyên đán
Vụ việc hai công ty Rance Pharma và Hacofood bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán sữa bột giả đã gây chấn động, đặc biệt khi xuất hiện hình ảnh các chuyên gia y tế từng quảng bá cho sản phẩm sữa của họ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từng xuất hiện trong video dài 7 phút phát trên kênh YouTube "Tập đoàn Dược Quốc tế" giới thiệu Công ty Hacofood Group đã sản xuất nhiều sản phẩm như sữa dinh dưỡng Talacmum, Darifa Gold, Kasumi, The Empire, Kawai, Gumi Colos 24h Baby... Trong video, bà Lâm "đánh giá rất cao" Hacofood và nói "đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý an toàn trong sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn FDA", rằng "sử dụng các sản phẩm sản xuất bởi Hacofood thì các mẹ cũng rất yên tâm là đã đạt được tiêu chí nghiêm ngặt, khắt khe". Tuy nhiên, khi vụ việc bị phanh phui, bà Lâm trả lời trên Vietnamnet rằng năm 2023 bà chỉ nhận lời quảng bá qua một đơn vị truyền thông, tin tưởng vào các giấy tờ được cung cấp như chứng nhận FDA, và không hề liên quan tới quy trình sản xuất.
Tương tự, trong một video quảng cáo sữa Talacmum trên kênh youtube của Tập đoàn Dược quốc tế, ThS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, ca ngợi dây chuyền sản xuất hiện đại và nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Hà Lan, Nhật Bản. Bà nhấn mạnh sản phẩm có chứa các thành phần quý như tổ yến, đông trùng hạ thảo, giúp phục hồi sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, kết luận điều tra cho thấy những thành phần đó không hề có trong sản phẩm sữa bột giả này, mà được thay bằng các phụ gia rẻ tiền.
Vụ việc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chuyên gia y tế khi quảng bá sản phẩm, đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh người tiêu dùng về việc tin tưởng mù quáng vào quảng cáo trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng.