Thứ bảy, 05/11/2022, 13:17 (GMT+7)

Chủ tịch DTS Trương Gia Bảo: Doanh nghiệp phải thích ứng khi chuyển đổi số

Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đã có cuộc trò chuyện với ông Trương Gia Bảo - Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số (DTS Group), Uỷ viên thường vụ, Trưởng ban CNTT & Quảng cáo số, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.

tiepthivagiadinh
Ông Trương Gia Bảo: Chuyển đổi số đã diễn ra từ rất lâu...

PV: Là một chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, ông nhìn nhận thế nào về tác động của CĐS đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế?

 
Chúng ta cũng là một trong những các quốc gia có nền xuất khẩu phần mềm đứng top đầu thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi, nhưng doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ lại không kiểm soát được những rủi ro khi có quá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ.

Ông Trương Gia Bảo: Chuyển đổi số thực ra đã diễn ra từ rất lâu khi các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ họ đã chú trọng thực hiện. Doanh nghiệp lớn đi nhanh, còn lại hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta không chuyển đổi đến khi có một sự tác động, cụ thể là khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch.

PV: Ông nhận thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải những rủi ro như thế nào khi thực hiện chuyển đổi số?

Ông Trương Gia Bảo: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế khi đất nước ta có sự tiếp cận công nghệ tốt so với rất nhiều các quốc gia khác nhờ vào dân số trẻ. Chúng ta cũng là một trong những các quốc gia có nền xuất khẩu phần mềm đứng top đầu thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi, nhưng doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ lại không kiểm soát được những rủi ro khi có quá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Họ có thể là những cá nhân hoặc một nhóm người nào đó biết về CNTT chứ chưa hẳn một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng phối hợp với họ để thiết kế website, thiết kế phần mềm, thậm chí giao data cho họ,…

PV: Nói như vậy có nghĩa là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là kỹ năng quản trị cũng như chất lượng nguồn nhân lực?

Ông Trương Gia Bảo: Lực lượng chính làm chủ doanh nghiệp đang ở độ tuổi 35-55 tuổi. Rất ít chủ doanh nghiệp nào ở Việt Nam tạo dựng được doanh nghiệp khi vừa mới ra trường, bởi vì họ cần có thời gian tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ vốn và các mối quan hệ,...

Chính vì việc cập nhật công nghệ của họ gặp khó khăn hơn so với giới trẻ. Lực lượng CĐS phải là lực lượng trẻ, là những người có khả năng tương tác rất tốt với công nghệ và các ứng dụng.

tiepthivagiadinh
Ông Trương Gia Bảo

PV: CĐS giờ đây đã là nhu cầu gần như là bắt buộc đối với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay?

Ông Trương Gia Bảo: Chúng tôi hạn chế dùng từ “bắt buộc”. Mọi người hay nói câu “Chuyển đổi số hay là chết”, nhưng đối với tôi việc CĐS không phụ thuộc vào ý thức.

Trên môi trường số, nếu không có sự am hiểu, không có sự chuẩn bị tốt về lực lượng cũng như tinh thần thì còn nguy hiểm hơn việc chúng ta không chịu thay đổi. Thực tế đã có những đơn vị thực hiện CĐS rồi họ gặp phải những vấn đề trục trặc về nhân sự, bởi vì CĐS là thay đổi mà.

PV: Vậy với những doanh nghiệp nhỏ và vừa hay với những doanh nghiệp vừa mới thành lập, ông có lời khuyên gì cho họ?

 
Đến một lúc nào đó doanh thu online của doanh nghiệp sẽ lớn hơn doanh thu offline. Chúng ta không thể biết được sẽ còn bao nhiêu con virus như Covid-19 xuất hiện. Việc thế giới thực hiện lock-down một lần nữa là chuyện đã nằm trong kịch bản.

Ông Trương Gia Bảo: Tôi muốn nhắc lại thời điểm chúng ta thực hiện giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, lúc đó doanh nghiệp không có khả năng bán hàng online thì doanh thu bằng 0 và dễ bị đào thải khỏi thị trường.

Đến một lúc nào đó doanh thu online của doanh nghiệp sẽ lớn hơn doanh thu offline. Chúng ta không thể biết được sẽ còn bao nhiêu con virus như Covid-19 xuất hiện. Việc thế giới thực hiện lock-down một lần nữa là chuyện đã nằm trong kịch bản. Việc đưa doanh nghiệp hiển thị trên online, bán hàng và vận hành online là điều cần phải có. Nếu không có sự chuẩn bị có thể doanh nghiệp sẽ bị “đóng băng” trong thời điểm đó. Thực tế có nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành du lịch và khách sạn, đã phải đóng cửa, thậm chí là đóng cửa mãi mãi sau đại dịch.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Xem thêm: Tin tức xã hội tại Việt Nam mới nhất hôm nay

Cùng chuyên mục