Thứ sáu, 21/02/2025
logo
Tiêu điểm

Chậm đóng phạt nguội, tiền lãi có thể lên đến hơn 18%, cập nhật ngay để tránh mất tiền oan

Thanh Hoa Thứ ba, 18/02/2025, 11:50 (GMT+7)

Người dân bị xử phạt nguội buộc phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, nếu không nộp sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Từ 15/2 đến hết năm 2025, CSGT toàn quốc tăng cường xử phạt vi phạm này, ai cũng cần lưu ý khi ra đường

Bất ngờ cơ sở thẩm mỹ không phép, nhân viên không chứng chỉ vẫn hành nghề

4 trường hợp đi bộ qua đường không có tín hiệu bằng tay không bị xử phạt

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức phạt sau khi lỗi vi phạm giao thông diễn ra, do camera giao thông (camera phạt nguội) ghi lại trên các tuyến đường hoặc do hình ảnh được phản ánh từ người dân gửi tới cơ quan chức năng. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera giao thông) bao gồm: bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu trong bộ nhớ của thiết bị được thống kê, in thành bản ảnh hoặc bản ghi và lưu trữ trong hồ sơ vụ việc.

Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được gửi về cho trung tâm xử lý.

1-1131
Phạt nguội là hình thức phạt sau khi lỗi vi phạm giao thông diễn ra, do camera ghi lại (Ảnh: Sưu tầm)

Hạn đóng phạt nguội trong bao lâu?

Ông Lê Thanh Lâm - Thạc sĩ Luật, Chuyên gia tư vấn các vấn đề pháp luật doanh nghiệp cho biết:

“Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Không những vậy, khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn nhắc tại về trách nhiệm chấp hành xử phạt: các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

Trường hợp người dân nộp phạt nguội thành nhiều lần thì thời hạn thi hành quyết định xử phạt áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) là không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần - Ông Lâm cho hay.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 

Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi gặp khó khăn trong đi lại thì người dân có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

Đóng phạt nguội chậm bị phạt như thế nào?

Ông Lê Thanh Lâm cho biết, nếu quá thời hạn đóng phạt nguội nêu trên, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2022 quy định về chậm nộp phạt nguội, cụ thể như sau:

“Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Trường hợp mà cá nhân, tổ chức vi phạm khi tham gia giao thông đã quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày mà chưa đóng tiền phạt nguội thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp".

"Như vậy, tiền lãi chậm nộp phạt nguội = 0,05% x Tiền phạt lỗi phạt nguội x Số ngày chậm nộp phạt. Theo đó, ước tính lãi chậm nộp lên đến 18,25%/năm” - Ông Lâm nhấn mạnh thêm.

2_11zon-1-1134
Ước tính lãi chậm nộp phạt nguội có thể lên đến 18,25%/năm (Ảnh: Sưu tầm)

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục