Bí quyết bày mâm ngũ quả Tết Ất Tỵ có thể giúp mang lại may mắn theo phong thủy ba miền
Mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán gồm năm loại trái cây, biểu tượng cho "ngũ phúc lâm môn". Miền Bắc, Trung và Nam có cách chọn và bày trí quả khác nhau, phù hợp với ngũ hành và ý nghĩa phong tục từng vùng.
Mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán gồm năm loại trái cây, tượng trưng cho "ngũ phúc lâm môn": phú, quý, thọ, khang, ninh. Trong Phật giáo, năm màu sắc trên mâm ngũ quả còn đại diện cho ngũ thiện căn: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Ở miền Bắc, người dân chọn các loại trái cây như chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất, ớt, và dứa, cho mâm ngũ quả Tết với cách bày trí hài hòa theo ngũ hành. Chuối xanh thường được đặt dưới cùng, đỡ toàn bộ các loại quả khác, bưởi hoặc phật thủ đặt ở giữa, còn các loại quả nhỏ hơn như đào, hồng, quýt, táo xếp xung quanh.
Ở miền Trung, mâm ngũ quả Tết đơn giản hơn nhưng vẫn đa dạng với các loại quả như chuối, mãng cầu, dưa hấu, sung, dừa, đu đủ, cam, táo, nho.
Người miền Nam có cách bày mâm ngũ quả Tết đặc trưng với năm loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, thể hiện ước nguyện "Cầu sung vừa đủ xài", và kiêng bày chuối, cam, quýt do liên quan đến câu "quýt làm cam chịu".
Khi bày mâm ngũ quả, cần lưu ý không chọn quả chín quá vì dễ hỏng, làm mâm quả "xuống mã" nhanh. Không rửa quả mà chỉ lau sạch bằng khăn ẩm, tránh làm quả nhanh hỏng. Để giữ ý nghĩa ngũ hành, không nên cài bánh kẹo vào mâm quả, thay vào đó bày riêng bên cạnh. Tuyệt đối không dùng hoa giả, quả giả để tránh ảnh hưởng đến phước lộc của gia chủ.