Chủ nhật, 22/12/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 23/12: Tiếp tục biến động với xu hướng giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 23/12 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang23

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, trước đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 22/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 19/12 của liên bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, lên mức 20.244 đồng/lít; riêng xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít, lên mức 21.004 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S tăng 478 đồng/lít, lên mức 18.733 đồng/lít; dầu hỏa tăng 402 đồng/lít, lên mức 18.968 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 329 đồng/kg, lên mức 903 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.

Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 50 phiên điều chỉnh, trong đó có 23 phiên giảm, 20 phiên tăng và 8 phiên trái chiều.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới, trước đó, ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 22/12 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12% (tương đương tăng 0,08USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08% (tương đương tăng 0,06 USD/thùng).

Theo các nhà phân tích cho biết, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm đúng như dự đoán, nhưng tình trạng lạm phát dai dẳng sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất trong năm 2025. Bên cạnh đó, thị trường hiện đang lo ngại về việc Fed từ bỏ hỗ trợ thị trường bằng các chương trình lãi suất cũng như về triển vọng nhu cầu, đặc biệt ở Trung Quốc.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 trong tháng thứ năm liên tiếp.

Giá dầu trong ngắn hạn có thể tiếp tục biến động với xu hướng giảm, do áp lực từ đồng USD và những lo ngại về nhu cầu toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng thị trường ổn định hơn vào đầu năm 2025 vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Chính sách cắt giảm nguồn cung của OPEC+; biến động kinh tế tại Trung Quốc và các quốc gia tiêu thụ lớn; các động thái từ Mỹ và G7 liên quan đến các biện pháp trừng phạt dầu mỏ Nga.

Những diễn biến trên cho thấy thị trường dầu mỏ toàn cầu đang đứng trước giai đoạn đầy thách thức, đòi hỏi sự thích nghi linh hoạt từ các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Cùng chuyên mục