Thứ năm, 03/04/2025
logo
Cần biết

Bảo quản cơm trắng cần tránh ngay những sai lầm sai lầm tai hại này kẻo 'rước' vi khuẩn, bệnh tật vào người

Vi An Thứ tư, 02/04/2025, 09:45 (GMT+7)

Cơm trắng là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa ăn, nhưng nếu bảo quản không đúng cách, nó có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Cơm trắng là món quen thuộc hầu như không thể thiếu hàng ngày của rất nhiều gia đình, tuy nhiên nếu bảo quản sai cách có thể biến nó thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa cũng như giảm giá trị dinh dưỡng.

Để cơm quá lâu ngoài không khí, nhiệt độ phòng

Một trong những sai lầm phổ biến khi bảo quản cơm trắng là để quá lâu ở nhiệt độ phòng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, đặc biệt là Bacillus cereus, phát triển mạnh. Loại vi khuẩn này có thể sinh độc tố chịu nhiệt, ngay cả khi hâm nóng lại cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

cach_bao_quan_com_nguoi_cua_nhat_3_fb1e4b2716-2011
Không nên để cơm trắng quá lâu ngoài không khí, nhiệt độ phòng

Vì vậy, tốt nhất bạn không để cơm ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng đồng hồ, đặc biệt vào mùa hè. Nếu chưa ăn ngay, hãy bảo quản trong hộp kín và cho vào tủ lạnh.

Cơm chưa nguội đã cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen để nguyên nồi cơm nóng hoặc cho cơm còn nóng trực tiếp vào tủ lạnh, nghĩ rằng điều này sẽ giúp bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng cơm và độ an toàn thực phẩm.

Lý do vì hơi nóng từ cơm có thể làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh đó, đặt cơm nóng vào hộp trong tủ lạnh có thể khiến cơm bị nhão, nhanh ôi thiu, nặng hơn là làm sản sinh vi khuẩn như Bacillus cereus -  một loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt và gây ngộ độc thực phẩm. 

Vậy nên, cách đúng nhất là để cơm nguội bớt, nhưng không quá lâu ngoài không khí, sau đó mới cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Để cơm trắng quá lâu trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen để cơm trong tủ lạnh suốt nhiều ngày, thậm chí cả tuần, rồi hâm lại ăn tiếp. Tuy nhiên, việc bảo quản cơm quá lâu trong tủ lạnh không chỉ làm mất đi hương vị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Dù bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (dưới 5°C), một số loại vi khuẩn như Bacillus cereus vẫn có thể tồn tại. Sau 24-48 giờ, lượng vi khuẩn có thể tăng cao, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, khi để quá lâu, cơm dễ bị mất nước, trở nên khô cứng, kém ngon và khó ăn.

Nếu để cơm trong tủ lạnh quá 3 ngày, bạn có thể thấy cơm bắt đầu có mùi hôi nhẹ, màu hơi xỉn hoặc xuất hiện đốm mốc đây là dấu hiệu nên bỏ ngay. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên bảo quản cơm trong tủ lạnh tối đa 24 giờ và trước khi ăn nên hâm nóng kỹ.

Hâm nóng lại cơm không đủ nhiệt hoặc không đều

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần hâm nóng sơ qua là có thể ăn lại cơm nguội một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu cơm không được làm nóng đúng cách, vi khuẩn và độc tố có thể vẫn còn tồn tại, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

com_co_chat_dinh_duong_gi_nhung_loi_ich_suc_khoe_ma_viec_an_com_mang_lai_1_3cbb707ce3-2011

Lý do vì vi khuẩn Bacillus cereus không bị tiêu diệt hoàn toàn. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong cơm nguội, đặc biệt nếu bảo quản không đúng cách. Nếu hâm không đủ nhiệt (dưới 75°C), vi khuẩn và độc tố của chúng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Khi hâm bằng lò vi sóng hoặc trên bếp, có thể có những vùng chưa được làm nóng kỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sống sót. Nếu không biết cách hâm, cơm có thể bị quá khô ở một số chỗ và vẫn còn nguội ở những chỗ khác, làm giảm độ ngon của món ăn.

Vậy nên, khi hâm nóng, bạn cần đảm bảo nhiệt độ đạt ít nhất 75 độ C, đảo đều để cơm nóng toàn bộ. Cách tốt nhất là dùng nồi hoặc chảo để hấp hoặc xào lại cơm - nhất là cơm để trong tủ lạnh vì điều này sẽ giúp cơm nóng đều hơn so với lò vi sóng.

Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục