Thứ năm, 23/02/2023, 21:14 (GMT+7)

Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn về việc trồng sầu riêng ồ ạt ở các tỉnh thành

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản chỉ đạo về việc phát triển cây sầu riêng, tránh tình trạng trồng sầu riêng một cách ồ ạt, dẫn đến cung vượt cầu gây hậu rất quả khó lường.

Bài viết này thuộc series Tóm lại là

Trả lời ngắn gọn các câu hỏi quan trọng nhất xung quanh một sự kiện: Ai? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu? Như thế nào? Tại sao?

Xem thêm
xuat khau sau rieng 1
Việc Việt Nam ký nghị định thư với Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu sầu riêng của nước ta tăng nhanh, giá sầu riêng tăng cao khiến người dân trồng sầu riêng một cách ồ ạt sẽ gây hậu quả khôn lường

Việc Việt Nam ký nghị định thư với Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu sầu riêng của nước ta tăng nhanh, giá sầu riêng cũng tăng cao giúp nông dân có thu nhập cao.

Tuy nhiên, hiện tượng phát triển nóng cây sầu riêng, đặc biệt là mở rộng diện tích ở các vùng có điều kiện đất đai, sinh thái không phù hợp đã xảy ra ở một số địa phương. Đơn cử như tình trạng phá cây cà phê, cây hồ tiêu trong vườn để trồng xen sầu riêng; chuyển đổi đất lúa để trồng cây sầu riêng.

Trước tình trạng trên, ngày 23-2, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) có văn bản gửi tới một loạt tỉnh, thành phố phía Nam như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Thuận, Khánh Hòa để chỉ đạo về việc phát triển cây sầu riêng.

anh cay sau rieng
Bộ NN&PTNT chỉ đạo 'khẩn' về việc trồng sầu riêng một cách ồ ạt ở các tỉnh thành.

Trong văn bản nhấn mạnh: “Việc tăng diện tích một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Đó là cung vượt quá cầu, dư thừa và nghiêm trọng hơn là tại các vùng không phù hợp như vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn không có nước tiêu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng sầu riêng của Việt Nam”.

Do vậy, Cục Trồng trọt đề nghị các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố nêu trên tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp, HTX, các hộ trồng sầu riêng nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo.

“Việc phát triển cây trồng nói chung và sầu riêng nói riêng cần theo định hướng thị trường, theo định hướng của các cơ quan quản lý. Thay vì tăng diện tích, sản lượng thì cần tập chung tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm nâng cao giá trị gia tăng” - Cục Trồng trọt nêu rõ.

Cục Trồng trọt cũng yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh nêu trên tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây sầu riêng; công tác thẩm định, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng sầu riêng.

Cùng đó, phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong vùng sản xuất tập trung, mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời liên kết với doanh nghiệp đóng gói, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương thực hiện Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày 7/2/2023 của Bộ NN&PTNT về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Theo đó, lập và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, cần định hướng rõ các vùng lợi thế, vùng phù hợp đối với các cây trồng chuyển đổi, trong đó lưu ý với cây sầu riêng.

Xem thêm: Tin tức xã hội tại Việt Nam mới nhất hôm nay

Cùng chuyên mục